Số điện thoại

Dự án xây dựng Cầu Thủ Thiêm 3 và 4 trên sông Sài Gòn

Chia sẻ

Bộ Giao thông vận tải thành phố vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn 4 khu vực: TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và các cảng bến trên sông Long An, Soài Rạp.

TP.HCM di dời 10 bến cảng trên sông Sài Gòn chuẩn bị xây dựng cầu thủ thiêm 3 và 4

Theo thông tin bộ giao thông vận tải đưa ra, nhóm cảng Đông Nam Bộ bao gồm bốn cảng là: TP.HCM, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai. Trong đó, cảng TP.HCM được xác định là cảng tổng hợp Quốc gia, đầu mối khu vực gồm bến Hiệp Phước trên sông Soài Rạp, khu bến Cát Lái trên sông Đồng Nai, khu bến trên sông Nhà Bè, và khu bến trên sông Sài Gòn.

Bộ giao thông vận định hướng di dời các bến cảng trên sông Sài Gòn với 10 bến cảng. Trong đó để phù hợp với tiến trình xây dựng cầu Thủ Thiêm 4, bộ giao thông vận tải sẽ di dời bến cảng Tân Thanh, quận 7 thuộc cảng Sài Gòn ra khu vực Hiệp Phước ở Nhà Bè.
Cũng theo thông tin của Bộ Giao Thông Vận Tải, những bến cảng chưa đi dời thì sẽ tiếp tục hoạt động theo hiện trạng, không mở rộng, không cải tạo nâng cấp sau năm 2020 hoặc chấm dứt hoạt động khi hết hạn hợp đồng. Bên cạnh đó, bộ giao thông cũng xác định khu bến cảng Hiệp Phước là khu bến cảng chính của TP.HCM trong tương lai, khu bến cảng này sẽ được sử dụng để làm hàng tổng hợp, Container, và tiếp nhận tàu tổng hợp.
Mục tiêu của việc bố trí lại khu cảng biển nhằm phát huy hiệu quả cũng như tạo ra sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó phân bố hợp lý luồng hàng hóa nhằm gIải tỏa ùn tắc khu vực trung tâm, giảm tải lưu lượng giao thông đô thị.
Từ nay đến năm 2020, sẽ ưu tiên phát triển cảng biển nhóm 5, đồng thời đẩy nhanh tiến độ đầu tư khu bến cảng Cát Lái ra đường vành đai 2, các nút kết nối với khu bến Cát Lái và nút giao thông Mỹ Thủy. Đầu tư đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Trong đó tập trung xây dựng trước đoạn Biên Hòa-Cái Mép, tăng cường khả năng kết nối khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải.
Ngoài ra sẽ tiến hành xây dựng tuyến đường liên cảng, các tuyến đường kết nối các bến cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải. Xây dựng đường vào các bến cảng khu vực Hiệp Phước. Trong đó, đầu tư hoàn thiện tuyến đường trục Bắc-Nam vào Khu công nghiệp bến cảng Hiệp Phước.

Hình ảnh phối cảnh cầu Thủ Thiêm 3

Theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố đã giao Liên danh Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1, Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc nghiên cứu lập Đề xuất dự án Đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 3 và mở rộng, nâng cấp đường Tôn Đản, quận 4 theo hình thức đối tác công – tư (Hợp đồng BT).
Được biết, cầu Thủ Thiêm 3 là một trong những công trình trọng điểm và được xem như là biểu tượng của Thành phố HCM trong tương lai. Vị trí cầu Thủ Thiêm 3 bắt đầu từ đường Tôn Đản (quận 4), băng qua đường Nguyễn Tất Thành, khu đất bến cảng Nhà Rồng – Khánh Hội (cảng Sài Gòn), vượt sông Sài Gòn để nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).

Hình ảnh phối cảnh cầu Thủ Thiêm 3


Theo quy hoạch từ nay đến năm 2020 thành phố HCM sẽ xây dựng thêm 4 cây cầu bắc qua khu Đô thị mới Thủ Thiêm. Trong đó, cầu Thủ Thiêm 1 đã hoàn thành đưa vào sử dụng cùng với hầm chui vượt sông Sài Gòn cùng những con đường mới đi qua khu đô thị này.
Cầu Thủ Thiêm 2 đang được thi công với tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỷ đồng. Các cầu còn lại là Cầu Thủ Thiêm 3, 4 và cầu đi bộ bắc từ quận 1 sang Thủ Thiêm đang trong quá trình lập dự án đầu tư.

Sơ đồ vị trí 4 cầu Thủ Thiêm ở TP.HCM

Sơ đồ vị trí cầu Thủ Thiêm 4


Về quy mô dự án cầu Thủ Thiêm 4 có tổng chiều dài khoảng 2.160m. Cầu chính gồm 6 làn xe. Tổng mức đầu tư dự án trên 5.200 tỉ đồng. UBND TP đã giao Sở tài nguyên môi trường phối hợp với đơn vị có thẩm quyền báo cáo phương án đi ời cảng Tân Thuận khi xây dựng cầu Thủ Thiêm 4.
=>> Xem thêm: Dự án căn hộ hàng hiệu Grand Marina Sai Gon

Chia sẻ:

4.7/5 - (18 bình chọn)
icon tag