Số điện thoại

Đô thị vệ tinh TP.HCM – Bản đồ quy hoạch mới nhất

Chia sẻ

Đô thị vệ tinh TP.HCM đang thu hút sự dịch chuyển của các nhà đầu tư bất động sản một cách mạnh mẽ. Đó là những khu vực nào và tầm quan trọng đặc biệt của nó như thế nào, mời các bạn đón đọc những thông tin được cập nhập mới nhất dưới đây qua bài viết này nhé!
Xem thêm:

Bản đồ quy hoạch đô thị vệ tinh TP.HCM đến năm 2025

Các khu đô thị vệ tinh chiến lược nhằm kéo giãn mật độ dân cư tránh tập trung quá đông tại một khu vực, bằng cách lan tỏa bớt số dân cư cho các đô thị vùng TP.HCM.
Cụ thể, TP.HCM đã lên kế hoạch quy hoạch đến năm 2025 thành phố sẽ phát triển theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các khu đô thị vệ tinh theo bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc.

Bản đồ quy hoạch đô thị vệ tinh TP.HCM

Bản đồ các đô thị vệ tinh của TP.HCM


Bản đồ quy hoạch đô thị vệ tinh Tp.HCM đến năm 2025 mới nhất.


Dưới góc độ quy hoạch, nhiều chuyên gia cho rằng, Đề án Chính quyền đô thị của TP.HCM nếu sớm được Quốc hội thông qua và triển khai sẽ mang lại nhiều cơ hội tích cực cho sự phát triển của toàn Thành phố nói chung.

Đô thị vệ tinh phía Bắc TP.HCM

Đô thị vệ tinh phía Bắc còn được gọi là đô thị đại học với diện tích quy hoạch hơn 6.000 ha bao gồm huyện Củ Chi và Hóc Môn. Đây là khu đô thị có diện tích lớn nhất.

Tổng quan quy hoạch đô thị vệ tinh phía Bắc.


Khu đô thị Bắc TP.HCM sẽ được phân cấp thành hai đô thị lớn cấp vùng theo hướng đông – tây, ba trung tâm nhỏ và hai tiểu trung tâm.
Theo quy hoạch, khu đô thị ở phía Bắc sẽ được đầu tư về lĩnh vực giáo dục với sự hội tụ nhiều trường đại học lớn. Đây còn là trung tâm thương mại, y tế, thể dục thể thao cấp thành phố với 11 phân khu chức năng như: trung tâm sinh hoạt cộng đồng, khu thương mại, dịch vụ, y tế, công nghiệp…

Đô thị vệ tinh phía Đông TP.HCM

Khu đô thị Đông bao gồm quận 2, 9 và Thủ Đức. Trung tâm đô thị khuv vực này là bán đảo Thủ Thiêm. Ở đây sẽ được tập trung phát triển và đầu tư mạnh mẽ các ngành dịch vụ cao cấp và công nghiệp kỹ thuật cao. Quy mô cho khu công nghiệp kỹ thuật cao là 872ha, khu đại học quốc gia có quy mô 800ha, công viên văn hoá lịch sử dân tộc quy mô 395ha…

Đô thị vệ tinh Tp.HCM

Tổng quan quy hoạch đô thị vệ tinh phía Đông.


Định hướng trong tương lai, khu công nghệ cao TP.HCM sẽ kết nối với khu đại học Quốc gia hình thành khu khoa học công nghệ Đông Bắc. Đặc biệt cùng với khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu thể dục thể thao Rạch Chiếc, khu quần thể lịch sử văn hóa dân tộc và khu công nghiệp cảng Cát Lai tạo nên vùng phát triển đô thị hiện đại phía đông thành phố.

Đô thị vệ tinh phía Nam TP.HCM

Đô thị vệ tinh phía Nam TP.HCM có diện tích 2.975ha so với tổng diện tích phê duyệt trước đây chỉ 2.612ha. Quận 7, huyện Nhà Bè, nam Bình Chánh và nam 8 sẽ hình thành nên đô thị vệ tinh khu vực phía Nam thành phố. Trọng tâm khu đô thị này là quận 7 và khu đô thị cảng Hiệp Phước. Ở đây sẽ phát triển dịch vụ cảng, gắn liền với các dịch vụ thương mại khác.

Tổng quan quy hoạch đô thị vệ tinh phía Nam.


Khu vực này được định hướng sẽ trở thành khu đô thị sinh thái xanh hiện đại. Bên cạnh đó khu đô thị này được quy hoạch thành khu hỗn hợp đa chức năng gồm trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học, công nghiệp sạch, giáo dục, giải trí và nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đó, khu đô thị cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) với tổng diện tích 3.900 ha được đầu tư phát triển khu đô thị cảng biển quốc tế quy mô lớn gồm: khu công nghiệp, khu dịch vụ logistics và khu dân cư hiện đại.

Đô thị vệ tinh phía Tây TP.HCM

Hình thành nên đô thị vệ tinh phía Tây bao gồm quận Bình Tân, một phần diện tích quận 8 và huyện Bình Chánh với diện tích 191 km2. Khu đô thị này có diện tích khoảng 500 ha được giao cho Tổng công ty Sông Hồng làm chủ đầu tư với chủ trương phát triển cụm nhà ở, trung tâm thương mại quy mô lớn nhằm thay đổi bộ mặt đô thị ở phía Tây thành phố. Đây còn là khu đô thị đầu mối giao lưu kinh tế với ĐBSCL.

Tổng quan quy hoạch đô thị vệ tinh phía Tây.

Đô thị vệ tinh – Xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững

Tính đến 0 giờ ngày 1/4/2019, dân số TP Hồ Chí Minh đạt hơn 8,99 triệu người, trở thành địa phương đông dân nhất cả nước, tăng 1,8 triệu người so với năm 2009 trong đó tỉ lệ nam chiếm 48,7%, tỉ lệ nữ chiếm 51,3%. Về nhà ở, thành phố hiện có 2,5 triệu hộ gia đình, diện tích bình quân đầu người của thành phố là 19,4 m2.

Bản đồ quy hoạch đô thị vệ tinh TP.HCM

Dân cư tập trung đông đúc tại khu vực trung tâm thành phố.


Chính vì vậy, TP.Hồ Chí Minh đang chịu những áp lực về chỗ ở, kẹt xe, quá tải hạ tầng, ô nhiễm môi trường vì lượng người cư trú tại thành phố ngày một tăng lên. Cách duy nhất để hỗ trợ các quận trung tâm hiện nay đó là hình thành và đầu tư phát triển các khu vực lân cận trở thành các đô thị vệ tinh, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối và đồng bộ.
Đó là cách cũng được thực hiện tại các thành phố đông dân và các quốc gia phát triển trên thế giới như Singapore, Bắc Kinh (Trung Quốc), Paris (Pháp) và rất nhiều khu vực khác.

Singapore đã rất thành công trong việc xây dựng đô thị vệ tinh Tampines trở thành một khu vực hiện đại, sầm uất và văn minh


Tại TP. HCM, việc hình thành các đô thị vệ tinh còn là xu hướng tốt vì không chỉ giảm tải về hạ tầng cho thành phố mà còn giúp kết nối hệ thống giao thông vành đai cũng như hệ thống Metro đang xây dựng.

Tuyến Metro sau khi hoàn thành chắc chắn sẽ mang lại những giá trị to lớn cho TP.HCM.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh quỹ đất ở trung tâm thành phố ngày càng hạn hẹp, đi cùng chủ trương hạn chế cấp phép các dự án nhà ở tại khu vực trung tâm TP.HCM, nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn các khu vực ngoại ô còn thưa dân như một hướng đi hoàn toàn mới.

Kết quả là ngày càng nhiều dự án có quy mô lớn (diện tích từ 100ha) xuất hiện. Hướng đi này của các chủ đầu tư cũng thuận theo chiến lược phát triển các thành phố vệ tinh, nhằm giảm áp lực cho khu vực trung tâm về hạ tầng, môi trường và giao thông, đồng thời tạo diện mạo phát triển hài hòa cho tất cả các khu vực.

Cơ hội nào cho các đô thị vệ tinh

Theo nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) của TP.HCM đã điều chỉnh tỉ lệ đất phi nông nghiệp của thành phố tăng lên khá nhiều so với mức quy hoạch trước đó, đặc biệt là tại các vùng ven.
Đây chính là cơ hội để các cửa ngõ TP.HCM chuyển mình mạnh mẽ, từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, phát triển đô thị. Các đô thị vệ tinh được cho là đang đứng trước cơ hội phát triển mới, giải quyết bài toán quá tải cho TP.HCM.

Mục tiêu của TP.HCM là xây dựng các đô thị vệ tinh phát triển sầm uất không khác gì khu vực trung tâm.


Hiện nay, tiềm năng các địa phương vùng ven đã có sự cải thiện đáng kể nhờ sự nhảy vọt về hạ tầng giao thông. Đơn cử như Việt Nam hiện đang tập trung nguồn lực để phát triển dự án sân bay Long Thành chỉ cách TP.HCM 40km, cách Biên Hòa 30km, cách Vũng Tàu 70km. Hay ở khu vực phía Nam, các dự án như cao tốc Bến Lức – Long Thành, trục đường Bắc Nam, cầu Nguyễn Khoái, cầu Hiệp Phước… sau khi hoàn thành sẽ mang tới động lực phát triển kinh tế – xã hội của khu vực lân cận.

Đầu tư về cơ sở hạ tầng chỉ có tăng vào mỗi năm, đặc biệt là các khu vực đô thị vệ tinh


Tiêu biểu ở đô thị sáng tạo Thủ Thiêm – trọng tâm của đô thị vệ tinh phía Đông, các công trình công cộng được xây dựng như trung tâm hội nghị triển lãm Thủ Thiêm, bảo tàng Thủ Thiêm, nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm, sân vận động, nhà thi đấu đa năng Thủ Thiêm…và còn hàng loạt các dự án tiềm năng khác. Đặc biệt, Khu phức hợp tháp quan sát 88 tầng được kỳ vọng là công trình kiến trúc đặc trưng không chỉ của riêng đô thị vệ tinh phía Đông mà còn là của toàn thành phố.

Phối cảnh Khu phức hợp quan sát 88 tầng đang được kỳ vọng nhất tại Thủ Thiêm.


Hàng loạt các dự án bất động sản lớn nhỏ của các chủ đầu tư cũng đổ bộ về các khu vực lân cận. Điển hình, giá đất của các khu vực Nhà Bè, Thủ Thiêm, Bình Chánh ngày xưa giá rất thấp nhưng hiện nay thì tăng lên chóng mặt. Các dự án như dự án Metro City của nhà đầu tư GS E&C Hàn Quốc, Nam Long khởi động siêu dự án Water Point tại Long An, Tập đoàn Tân Tạo mới đây đã tung ra dự án Evere City ở phía Tây thành phố…
Ở Khu vực Nhà Bè, Keppel Land đã đầu tư khủng vào dự án căn hộ cao cấp Celesta Rise Nhà Bè. Và tất cả dự án đều có diện tích rộng hàng trăm hecta với số vốn đầu tư “khủng”.

Phối cảnh dự án Celesta Rise Nhà Bè.


Ở phía Đông, có thể kể đến hàng loạt các dự án tiêu biểu như Vingroup đang phát triển Khu Đô thị Vincity, tập đoàn Bất động sản CFLD Trung Quốc đầu tư khu đô thị Swan Bay và Swan Park, TLM Corporaton với dự án khu đô thị sinh thái cao cấp King Bay.
Đặc biệt, tại khu vực Thủ Thiêm dự án The River Thủ Thiêm của REFICO – một trong những nhà đầu tư và phát triển bất động sản  hàng đầu Việt Nam được đánh giá là dự án có tiềm năng nhất hiện nay ở khu vực Quận 2. Vị trí địa lý tuyệt đẹp, giáp 4 mặt tiền, tiện ích nội khu nổi bật, view sông trực diện cùng nội thất hoàn hảo là một trong số các nguyên nhân khiến dự án này được kỳ vọng đến vậy.

Phối cảnh dự án The River Thủ Thiêm


Dòng chảy tự nhiên bao quanh dự án The River Thủ Thiêm được đánh giá là nơi có phong thủy cực kì tốt, “đại cát” cho những chủ nhân sở hữu căn hộ tại vị trí này.
Sau khi hoàn thiện các đô thị vệ tinh theo đúng kế hoạch, TP.HCM không chỉ được đảm bảo về sự phát triển đồng đều và bền vững, chất lượng cuộc sống con người được nâng cao mà còn sẽ có rất nhiều cơ hội để trở thành thành phố vươn tầm ra thế giới. Tuy nhiên, thành phố cần có một tầm nhìn chiến lược trong tái cấu trúc mô hình tăng trưởng kinh tế đồng thời tích cực khai thác đẩy mạnh các lợi thế riêng của các khu vực.
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
Hotline: 0937837888

Chia sẻ:

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan