Bất động sản ESG là gì? Liệu đây có phải là xu hướng dẫn đầu trong việc đầu tư bất động sản trong tương lai? Khi mà thế giới đang trong bối cảnh phải đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu, sự gia tăng bất bình đẳng xã hội và nhu cầu quản trị minh bạch. Vậy bất động sản ESG là gì? Và phải làm thế nào để các tiêu chuẩn ESG có thể giải quyết được những thách thức mà ngành bất động sản phải đối mặt.
Hãy cùng Smartland tìm hiểu ngay bên dưới bài viết này để khám phá sức hút và tiềm năng to lớn của bất động sản ESG trong bối cảnh hiện đại.
Bất động sản ESG là gì?
Bất động sản ESG là khái niệm dùng để chỉ các dự án bất động sản được thiết kế, xây dựng và vận hành dựa trên các tiêu chí bền vững về môi trường, xã hội và quản trị. Mục tiêu của bất động sản ESG không chỉ là tạo ra lợi nhuận mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và môi trường. Bất động sản ESG là mô hình phát triển được xây dựng dựa trên 3 yếu tố cốt lõi:
Environment (Môi trường)
Bất động sản ESG tập trung vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tối ưu hóa tài nguyên.
- Các dự án ưu tiên sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và công nghệ tiết kiệm năng lượng.
- Áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như hệ thống điện từ năng lượng mặt trời, đèn LED tiết kiệm điện và cách nhiệt.
- Tăng cường mảng xanh, giảm thiểu phát thải carbon trong quá trình xây dựng và vận hành.
- Phân loại rác thải và tái chế rác thải trong suốt vòng đời dự án.
Social (Xã hội)
Đảm bảo lợi ích cộng đồng và đảm bảo chất lượng sống toàn diện cho cư dân.
- Các dự án bất động sản ESG tạo ra không gian sống chất lượng cao, lành mạnh, an toàn đảm bảo sức khỏe và tiện nghi cho cư dân.
- Thiết kế các tiện ích xã hội (công viên, khu vui chơi, trường học, trung tâm y tế) nhằm phục vụ cư dân và cộng đồng xung quanh.
- Đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việc cung cấp việc làm, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội.
- Đảm bảo tính công bằng, minh bạch, phù hợp với mọi nhóm đối tượng.
Governance (Quản trị)
Thúc đẩy tính minh bạch và công bằng, trách nhiệm trong việc quản lý.
- Công khai thông tin về hoạt động phát triển, tài chính, và vận hành.
- Minh bạch trong việc quản lý dự án và tài chính.
- Tuân thủ các quy định pháp luật và đạo đức kinh doanh.
- Lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu và đối tác có chung tầm nhìn bền vững.
- Đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cư dân, khách hàng, nhà đầu tư.
Vì sao bất động sản ESG trở thành xu hướng?
Hiện nay, bất động sản ESG không chỉ giải quyết được những hạn chế của mô hình bất động sản truyền thống mà còn mang đến cơ hội lớn trong việc xây dựng một không gian sống và làm việc bền vững, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.
- Khả năng thu hút được vốn đầu tư cao hơn nhờ vào việc mang lại giá trị bền vững dài hạn cho dự án.
- Giải pháp hiệu quả, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của luật pháp và cộng đồng.
Sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng, người mua nhà hiện nay không chỉ còn quan tâm đến giá cả và thiết kế mà còn đánh giá cao những dự án mang lại không gian sống bền vững và thân thiện với môi trường.
Sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn và những quỹ này không chỉ ưu tiên các dự án bất động sản đạt tiêu chuẩn ESG mà còn tạo ra áp lực để toàn ngành chuyển mình theo hướng bền vững.
Các quỹ đầu tư lớn như BlackRock, Vanguard hay Fidelity Investments đã công khai cam kết ưu tiên các dự án đáp ứng tiêu chuẩn ESG.
Lợi ích của bất động sản ESG
Bất động sản ESG không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn tạo ra tác động tích cực, lâu dài cho các nhà đầu tư, chủ đầu tư dự án và cả cư dân lẫn cộng đồng.
Đối với nhà đầu tư
Các dự án bất động sản ESG thường có giá trị tăng cao hơn so với các dự án bất động sản thông thường nhờ vào độ tin cậy và tiềm năng phát triển bền vững. Các dự án đạt tiêu chuẩn ESG thường có thiết kế tối ưu với tuổi thọ cao và ít bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế giúp đảm bảo được giá trị tài sản dài hạn.
Các quỹ đầu tư lớn như BlackRock, Vanguard hay IFC đều cam kết hỗ trợ các dự án đạt chuẩn ESG, từ đó tăng tính thanh khoản và khả năng mở rộng đầu tư. Việc đáp ứng tiêu chuẩn ESG giúp dự án trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư lớn, đặc biệt là trong thị trường cạnh tranh như hiện nay.
Đối với các chủ đầu tư dự án
Trong bối cảnh thị trường bất động sản ngày càng cạnh tranh, việc áp dụng tiêu chuẩn ESG mang lại những lợi thế đáng kể, như:
- Khác biệt hóa dự án,tích hợp các công nghệ hiện đại và tiện ích cao cấp nhằm thu hút người mua nhà và các nhà đầu tư.
- Phát triển thương hiệu và được đánh giá cao hơn về trách nhiệm xã hội, giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín và bền vững.
Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam đang áp dụng các quy định khắt khe liên quan đến phát triển bền vững:
- Tuân thủ tiêu chuẩn môi trường, giảm thiểu rủi ro liên quan đến pháp luật.
- Thuận lợi trong cấp phép, rút ngắn thời gian xin cấp phép và hưởng các ưu đãi từ chính phủ hoặc tổ chức quốc tế.
Đối với cư dân và cộng đồng
Các dự án bất động sản ESG được thiết kế nhằm mang đến môi trường sống an toàn, tiện nghi và thân thiện với môi trường.
- Không khí trong lành: Nhờ tích hợp các không gian sống xanh như công viên, hồ điều hòa và hệ thống cây xanh, cư dân sẽ được thoải mái tận hưởng không khí trong lành và thoáng đãng hơn.
- Thiết kế thân thiện với môi trường: Sử dụng vật liệu xây dựng xanh và các công nghệ tiết kiệm năng lượng giúp giảm chi phí sinh hoạt và tác động tiêu cực đến môi trường.
Bất động sản ESG không chỉ cung cấp nơi ở mà còn tạo ra giá trị cộng đồng đáng kể.
- Tiện ích cộng đồng đa dạng: Các dự án thường đi kèm với các tiện ích như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí giúp cư dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu.
- Xây dựng cộng đồng bền vững: Các dự án bất động sản ESG khuyến khích các hoạt động xã hội và giao lưu, giúp tăng tính gắn kết giữa các cư dân, xây dựng cộng đồng văn minh và phát triển.
Thách thức trong việc phát triển bất động sản ESG
Mặc dù bất động sản ESG mang lại nhiều lợi ích vượt trội và tiềm năng phát triển dài hạn, nhưng việc áp dụng và triển khai mô hình này không hề dễ dàng. Vậy đâu là những thách thức lớn mà các chủ đầu tư và doanh nghiệp phải đối mặt.
Chi phí đầu tư cao
Phát triển bất động sản ESG đòi hỏi việc sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và công nghệ hiện đại như hệ thống năng lượng tái tạo, thiết bị tiết kiệm năng lượng hoặc công nghệ quản lý nước thông minh.
- Giá thành vật liệu cao: Vật liệu xanh và công nghệ tiên tiến thường có chi phí cao hơn so với vật liệu truyền thống
- Khó tiếp cận nguồn cung ứng: Tại Việt Nam, nguồn cung ứng vật liệu xây dựng đạt chuẩn ESG còn hạn chế, dẫn đến việc phải nhập khẩu và chi phí vận chuyển tăng cao.
Các dự án bất động sản ESG thường yêu cầu chi phí xây dựng cao hơn nhưng thời gian hoàn vốn lại lâu hơn do phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Điều này có thể làm giảm sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngắn hạn hoặc thiếu kiên nhẫn.
Quy định pháp lý phức tạp và chưa đồng bộ
Ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, tiêu chuẩn về bất động sản ESG vẫn chưa được cụ thể hóa và thống nhất trong các quy định pháp luật. Điều này gây khó khăn cho các chủ đầu tư khi xác định yêu cầu cần đáp ứng.
- Khung pháp lý chưa rõ ràng: Mặc dù có các sáng kiến về xây dựng xanh như LEED, EDGE hoặc Green Mark nhưng chưa trở thành quy chuẩn bắt buộc.
- Sự khác biệt giữa các quy chuẩn địa phương: Các tỉnh thành khác nhau thường có các tiêu chuẩn và các quy trình phê duyệt riêng, khiến việc triển khai các dự án bất động sản ESG trở nên phức tạp.
Thiếu hụt nguồn nhân lực và chuyên gia
Phát triển bất động sản ESG đòi hỏi đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm về thiết kế, xây dựng và vận hành các dự án theo tiêu chuẩn ESG. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này hiện nay vẫn còn khan hiếm:
- Kỹ sư và kiến trúc sư thiếu kinh nghiệm: Nhiều kiến trúc sư và kỹ sư vẫn chưa được đào tạo bài bản về các tiêu chuẩn và công nghệ ESG.
- Thiếu đội ngũ quản lý vận hành: Sau khi hoàn thành dự án, việc vận hành và duy trì các tiêu chuẩn ESG đòi hỏi đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, điều mà nhiều doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng đầu tư.
Việc phát triển bất động sản ESG mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm với những thách thức không nhỏ. Các doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn, nguồn vốn mạnh mẽ và sự hỗ trợ từ chính phủ cũng như cộng đồng để có thể vượt qua được các thách thức này. Chỉ khi giải quyết được các thách thức trên, bất động sản ESG mới thực sự trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành bất động sản toàn cầu.
Tương lai của bất động sản ESG
Tương lai của bất động sản ESG không chỉ dừng lại ở việc tạo ra giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò tiên phong trong việc xây dựng một xã hội bền vững, nơi con người sống hài hòa với thiên nhiên và cộng đồng được nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây chính là động lực để các doanh nghiệp bất động sản đầu tư vào ESG như một chiến lược phát triển dài hạn và toàn diện.
Haus Đà Lạt – Bất động sản ESG nổi bật ngay giữa trung tâm thành phố
Haus Đà Lạt là dự án bất động sản ESG tiên phong tại Đà Lạt được kiến tạo bởi chủ đầu tư The One Destination, hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, môi trường, xã hội và quản trị.
Tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố ngàn hoa, Haus Đà Lạt sở hữu quy mô lên đến 5ha, tạo ra một luồng gió mới trong thị trường bất động sản tại Việt Nam. Ra mắt thị trường với 68 căn Sky Villas và Sky Mansions có pháp lý sở hữu lâu dài, được thiết kế và đầu tư chăm chút đáp ứng nhu cầu về bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp.
Chủ đầu tư The One Destination đặt mục tiêu tạo ra một cộng đồng văn minh phát triển theo mô hình ESG chú trọng về Môi trường – Xã hội – Quản trị nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường trong tương lai. Với kinh nghiệm dày dặn và hàng trăm chuyên viên hỗ trợ chuyên nghiệp, The One Destination mong muốn tạo nên một biểu tượng mới, đưa BĐS Việt Nam lên bản đồ bất động sản ESG thế giới.
Xem thêm: Chuyên gia Đặng Quốc Việt, Tổng giám đốc Smartland tham gia phân phối độc quyền Haus Dalat
Ngoài ra, The One Destination cũng đã kết hợp cùng liên doanh tập đoàn đầu tư đa ngành Terne Holdings (Singapore) và quỹ đầu tư BTS Bernina khi phát triển dự án Haus Dalat. Với sự đầu tư bài bản và cộng hưởng uy tín của các đối tác danh tiếng toàn cầu, chắc chắn khi hoàn thành và đi vào hoạt động, Haus Đà Lạt chính là điểm “nhất định phải đến” vô cùng đắt giá của giới siêu giàu, ghi danh trên bàng vàng bất động sản thế giới.
Dự án đang được rumor giai đoạn đầu tiên với mức giá cực kỳ hấp dẫn cùng nhiều chương trình ưu đãi bất ngờ, liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết về dự án này nhé!
Quý khách cần tư vấn về dự án vui lòng liên hệ:
- Công ty TNHH Bất động sản Smartland
- Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
- Hotline: 0916 25 78 25