Kiều hối là gì? Quy định nhà nước về kiều hối ra sao? Tình hình kiều hối 2023 ra sao? Kiều hối có phải là một dạng đầu tư sinh lời?
Cùng Smartland – Đại lý phân phối bất động sản cao cấp hàng đầu Việt Nam tìm hiểu nhé!
KIỀU HỐI LÀ GÌ?
Kiều hối là tiền bạc được chuyển từ những người lao động đang trú ngụ ở nước ngoài gửi về cho thân nhân của họ tại quê hương. Tại một số quốc gia đang phát triển trên thế giới, số tiền được đưa vào từ nguồn kiều hối có thể đứng hàng cao thứ nhì trong tất cả các nguồn thu nhập của quốc gia, cao hơn cả viện trợ quốc tế.
Theo pháp luật Việt Nam, tại khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 (đã sửa đổi 2013), ngoại hối được quy định bao gồm:
- Đồng tiền của nước khác hoặc đồng tiền chung châu Âu (Euro) và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế – khu vực (còn gọi là ngoại tệ).
- Ngoại tệ. Bao gồm séc, hối phiếu đòi nợ, thẻ thanh toán, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác.
- Các giấy tờ có giá trị tương đương với ngoại tệ. Gồm trái phiếu Chính phủ, kỳ phiếu, cổ phiếu trái phiếu công ty,và các loại giấy tờ có giá trị khác.
- Kim loại Vàng thuộc nguồn dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú.
- Kim loại Vàng dưới dạng khối, hạt, thỏi, miếng nếu mang vào – ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Đồng tiền của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào – ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng để thanh toán phạm vi quốc tế.
Dự trữ ngoại hối nhà nước là gì?
Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản của Ngân hàng Nhà nước bằng ngoại hối, điều này được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ. Bao gồm:
- Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức chính là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc quyền sở hữu Nhà nước được Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý;
- Tiền gửi ngoại tệ và kim loại vàng của các tổ chức tín dụng, Kho bạc của Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Các nguồn ngoại hối khác.
(Khoản 1 thuộc Điều 3 Nghị định 50/2014/NĐ-CP)
QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ KIỀU HỐI
Các đối tượng được nhận ngoại tệ nước ngoài gửi về Việt Nam
Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 170/1999/QĐ-TT, các đối tượng được nhận ngoại tệ ở nước ngoài gửi về Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức tín dụng.
- Doanh nghiệp đã được cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế.
- Các tổ chức kinh tế đã được Ngân hàng Nhà nước VN cho phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoaị tệ hoặc các tổ chức kinh tế làm đại lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện chi trả ngoại tệ ở trong nước.
- Các tổ chức tín dụng (bao gồm tổ chức tín dụng không được cấp phép hoạt động ngoại hối và tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động ngoại hối) làm đại lý cho các tổ chức kinh tế được phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ phạm vi ở trong nước.
- Các tổ chức tín dụng (bao gồm tổ chức tín dụng không được cấp phép hoạt động ngoại hối và tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động ngoại hối) làm đại lý cho các tổ chức tín dụng được phép.
Quy định khai báo ngoại tệ khi xuất cảnh nhập cảnh
Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo khi qua Hải quan cửa khẩu khi xuất, nhập cảnh là:
- Cá nhân khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định: 5.000 USD (Năm nghìn Đô Mỹ) hoặc các ngoại tệ khác có giá trị tương đương. Hoặc 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu).
- Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gởi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán ngoại tệ của cá nhân mở tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối, cũng cần phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào chính là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho phép gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
- Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng VN tiền mặt quy định cần phải khai báo Hải quan cửa khẩu (quy định Khoản 1 Điều này) không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, sổ tiết kiệm, thẻ ngân hàng, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác
TÌNH HÌNH KIỀU HỐI VIỆT NAM NĂM 2022
Những năm gần đây, lượng kiều hối gửi về Việt Nam đạt trên 10 tỷ USD/năm, trong đó khoảng 25% đổ vào thị trường bất động sản. Năm 2021, Việt Nam đã vượt qua nhiều quốc gia khác để trở thành một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới với lượng tiền hơn 18,1 tỷ USD…
Nhiều chuyên gia nhận định tình hình kinh doanh bất động sản Việt Nam sắp tới có thể sẽ được cải thiện nhờ sự gia tăng dòng tiền từ nguồn vốn FDI và đặc biệt kiều hối trong khi số đông đang có mong muốn sở hữu nhà ở vào dịp cuối năm.
“Quý 4/2022, khả năng thanh khoản trên thị trường BĐS vẫn chậm nhưng tới cuối quý, các chỉ báo sẽ tốt hơn. Nguyên nhân vì trong quý cuối cùng của năm, các dòng lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh thường rót vào bất động sản. Hơn nữa, vốn FDI đầu tư công cũng thường được đẩy mạnh trong khoảng thời gian này. Kiều hối đổ về nước dự kiến năm nay thu hút khoảng 14-16 tỷ USD, là trợ lực giúp thị trường cuối năm sẽ có thanh khoản tốt hơn”, ông Lê Đình Hảo, GĐ KD Batdongsan.com.vn nhận định.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS phân tích: “Cuối năm, bao giờ cũng có nguồn tiền kiều hối gửi về và thêm cổ tức từ kết quả kinh doanh trong năm, họ sẽ bắt đầu suy nghĩ xem nên bỏ tiền đó vào đâu. Năm nay, do nguồn cung sản phẩm hạn chế và giá bất động sản tại các đô thị lớn trên cả nước đang neo cao, vậy nên dự kiến nguồn tiền này có xu hướng đổ vào thị trường ở các tỉnh có tiềm năng về phát triển kinh tế, du lịch…
Sẽ không có làn sóng cắt lỗ ào ạt trên toàn thị trường như nhiều người vẫn đồn đoán, dự án nào cắt lỗ vẫn cứ cắt, còn dự án nào tăng giá vẫn sẽ cứ tăng. Bởi khẩu vị của người tiêu dùng đối với những dự án pháp lý chuẩn, có chất lượng, quy hoạch bài bản, thiết kế độc đáo vẫn luôn hiện hữu… Với những dự án đạt tiêu chuẩn như thế, người ta mua không chỉ để đầu tư mà còn là “thẻ bài” khẳng định đẳng cấp của bản thânvà là món quà vô giá khi muốn báo hiếu, đền đáp công ơn ông bà cha mẹ hoặc làm tài sản cho thế hệ mai sau…”
Thực tế, nhiều Việt kiều có sẵn tiền đang tìm mua đầu tư nhà đất tại quê hương. Trong đó, phải kể đến Nghệ An, một trong những nơi có lượng kiều bào cũng như nhận dòng kiều hối lớn nhất cả nước.
Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, năm 2021, Nghệ An đã đưa 11.210 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, năm 2022, ước tính con số này khoảng 13.550 người. Mức kiều hối bình quân họ gửi về quê từ 15-30 triệu đồng/người/tháng(theo công bố của Sở LĐ Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An).
Đó là chưa tính đến nguồn ngoại hối đến từ những người đang định cư, công tác hay đi du học rồi ở lại làm việc… Với tinh thần yêu quê hương, gia đình, hướng về nguồn cội và muốn sở hữu cho bản thân hoặc người nhà một cơ ngơi khang trang làm điểm tựa khi trở về, những người Nghệ An xa xứ thường dành tiền để mua các bất động sản tại quê nhà.
Nguồn: Báo tuổi trẻ
NGHỆ AN – TÂM ĐIỂM ĐẦU TƯ KIỀU HỐI
Theo lãnh đạo các ngân hàng, những năm gần đây, lượng kiều hối chuyển về vào dịp Tết thường tăng khoảng 20 – 25% so với các tháng trong năm. Năm nay, do Tết Nguyên đán đến sớm, gần với giáng sinh và Tết Dương lịch, kiều bào sẽ tập trung gửi tiền về dịp năm mới cho người thân ăn Tết, tân trang nhà cửa mừng tuổi. Vì thế, lượng tiền kiều hối gửi về hứa hẹn sẽ rất khả quan. Điều này thôi thúc cho thị trường BĐS sẽ có nhiều khởi sắc.
Điển hình, tại thị trường mới nổi như thành phố Vinh, ngoài giao dịch trực tiếp, nhiều kiều bào còn nhờ người thân mua đất tại chính quê hương mình để đầu tư. Họ nhìn thấy thị trường BĐS Vinh còn nhiều cơ hội tăng trưởng tốt trong khi giá bán còn mềm, đủ cơ sở để tăng trưởng tốt trong tương lai gần.
Tuy nhiên, “khẩu vị” đầu tư của người dân tại Vinh đã có sự xê dịch. Thay vì Kiều hối rót vào đất trung tâm, người dân đang hướng tới lựa chọn dự án khu đô thị xanh sinh thái, không chỉ đáp ứng được chuẩn sống chất lượng cao mà còn sở hữu cơ hội sinh lời tốt.
Như quan điểm mua nhà của chị Thu Nguyễn, Việt Kiều từ Canada chia sẻ: “Từ khi chuyển sang Ottawa sống, tôi luôn nghĩ đến bố mẹ. Ông bà hồi trẻ đã rất vất vả vượt qua khí hậu khắc nghiệt của miền Trung để nuôi chúng tôi ăn học, về già lại chỉ muốn ở với quê hương. Anh em tôi giờ này, ai cũng ở xa, nên rất mong tìm mua được cho bố mẹ 1 ngôi nhà trong lành có hạ tầng đồng bộ tại chính quê hương mình, để ông bà được sống gần với họ hàng và mỗi khi chúng tôi đưa gia đình về thăm cũng có đầy đủ chỗ vui chơi, ăn uống… cho cả nhà mà không phải đi xa”.
Đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường, mới đây, Nhà sáng lập Ecopark đã phát triển dự án khu đô thị Eco Central Park quy mô gần 200ha. Vị trí dự án nằm trên trục đường Nguyễn Sĩ Sách kéo dài thuộc địa phận phường Hưng Hòa – một trong những tuyến đường chính của thành phố Vinh, chỉ cách trung tâm thành phố chỉ 10 phút chạy xe, cách đại học Vinh chỉ 14 phút chạy xe,… Thông qua các tuyến đường chính như đại lộ Vinh – Cửa Lò, dự án Eco Central Park trở thành trung tâm kết nối giao thương liên vùng giữa thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò.
Với quy mô lớn nhất thành phố Vinh từ trước đến nay và được quy hoạch phát triển theo mô hình “thành phố trong thành phố”, Eco Central Park sẽ hội tụ đủ những tiện ích như quảng trường ánh sáng, nhạc nước đẳng cấp quốc tế trung tâm thương mại, phố đi bộ mua sắm và giải trí sầm uất… tạo tiền đề cho tiềm năng kinh doanh, sinh lời và xứng đáng là nơi trở về của những người con xứ Nghệ xa xứ.
Xem ngay:
Để biết thêm thông tin về Kiều hối là gì vui lòng liên hệ:
- Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
- Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
- Hotline: 0916 25 78 25