Số điện thoại

Top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất việt nam hiện tại [cập nhật 2025]

Chia sẻ

nha may thuy dien son la

Top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam không chỉ là những công trình mang tầm vóc kỹ thuật ấn tượng mà còn  đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước, kiểm soát lũ lụt và phát triển bền vững. Trong bài viết này, Smartland sẽ giới thiệu 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam hiện tại, những biểu tượng nổi bật của ngành năng lượng tái tạo trong nước.

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN: ĐỊNH NGHĨA VÀ VAI TRÒ

Nhà máy thủy điện là cơ sở sản xuất điện năng sử dụng năng lượng từ nước. Cụ thể, nhà máy này chuyển đổi năng lượng từ dòng chảy của nước thường được lấy từ sông, hồ hoặc đập nước thành năng lượng điện thông qua các thiết bị như tuabin và máy phát điện. Thủy điện là năng lượng chiếm tỷ lệ 36,5% trong tổng sản lượng điện toàn quốc, đứng thứ hai sau nhiệt điện.

Vai trò của nhà máy thủy điện

  1. Cung cấp năng lượng sạch và bền vững, sử dụng năng lượng từ nước mà không thải khí nhà kính, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. 
  2. Đảm nhận vai trò cung cấp 36,5% tổng lượng điện năng, là một trong những nguồn năng lượng quan trọng của quốc gia.
  3. Đảm bảo an ninh năng lượng nhờ khả năng cung cấp điện ổn định và đáng tin cậy, đặc biệt khi các nguồn năng lượng khác như gió hoặc mặt trời gặp khó khăn do điều kiện thời tiết. 
  4. Giúp điều tiết dòng chảy, kiểm soát lũ lụt, cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt, đồng thời đảm bảo nguồn nước ổn định vào mùa khô. 
  5. Sản lượng chiếm khoảng 36,5% toàn bộ điện năng quốc gia.
  6. Là giải pháp chính trong việc kiểm soát và phòng chống lũ lụt, thủy điện góp phần quan trọng vào việc bảo vệ các vùng đồng bằng trước thiên tai.
  7. Cung cấp điện với chi phí thấp sau khi xây dựng, tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế tại các khu vực nông thôn. 

Hơn nữa, nhà máy thủy điện có khả năng điều chỉnh công suất linh hoạt, hỗ trợ ổn định hệ thống điện và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt vào giờ cao điểm. Nhờ những lợi ích này, thủy điện được coi là một phần không thể thiếu trong hệ thống năng lượng của mỗi quốc gia.

TOP 3 NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN LỚN NHẤT VIỆT NAM

Với tốc độ phát triển kinh tế không ngừng và nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng trung bình hơn 10% mỗi năm, Việt Nam đã đẩy mạnh xây dựng các công trình thủy điện quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt và sản xuất. Những nhà máy này không chỉ cung cấp sản lượng điện khổng lồ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ thống năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế vùng. 

Top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam: Nhà máy thủy điện Sơn La

Là một trong 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam, Nhà máy thủy điện Sơn La tọa lạc trên dòng sông Đà tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Một biểu tượng tiêu biểu cho sức mạnh công nghệ và tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam. Đập thủy điện Sơn La không chỉ là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á mà còn vươn tầm thế giới khi đứng thứ 09 trong danh sách những đập cao nhất toàn cầu.

3-nha-may-thuy-dien-lon-nhat-viet-nam-son-la

Top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam: Nhà máy thủy điện Sơn La

Chính thức khởi công ngày 2/12/2005, đây là dự án trọng điểm quốc gia được thiết kế và thi công bởi các kỹ sư Việt Nam cùng với sự tham gia giám sát của các chuyên gia hàng đầu đến từ Nga, Châu Âu và Trung Quốc, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe trong giám sát và xây dựng. Sau 7 năm thi công, ngày 23/12/2012, Nhà máy Thủy điện Sơn La chính thức đi vào hoạt động, trở thành đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á thời điểm bấy giờ.

Với cao độ đỉnh đập 228,1m chiều dài đập 961,6m và dung tích hồ chứa khổng lồ lên đến 9,26 tỷ m³, công trình này cung cấp sản lượng điện trung bình hàng năm đạt 10 tỷ kWh, chiếm gần 1/10 tổng sản lượng điện của Việt Nam vào năm 2012. Nhà máy có tổng công suất lắp đặt 2.400 MW, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu điện năng quốc gia và hỗ trợ ổn định lưới điện quốc gia.

cong-suat-nha-may-thuy-dien-son-la

Top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam: Công suất nhà máy thủy điện Sơn La

Thành công của dự án không chỉ được đo lường bằng sản lượng điện. Với tổng vốn đầu tư đạt 58.483,412 tỷ đồng, tăng gần 60% so với mức dự kiến ban đầu, đây còn là minh chứng cho sự quyết tâm của Việt Nam trong việc phát triển các công trình lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại và khai thác hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo. Nhà máy Thủy điện Sơn La là “trái tim” của khu vực Tây Bắc, một niềm tự hào trên bản đồ năng lượng Đông Nam Á.

Top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam: Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Vị trí thứ 2 trong danh sách Top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam là nhà máy Thủy điện Hòa Bình, nằm trên dòng sông Đà tại tỉnh Hòa Bình, là một trong những công trình thủy điện nổi bật và mang tính biểu tượng của Việt Nam. Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La đi vào hoạt động, đây là nhà máy thủy điện lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn tại Đông Nam Á. Công trình được xây dựng với sự hỗ trợ của Liên Xô và chính thức khánh thành vào năm 1994.

can-canh-nha-may-thuy-dien-hoa-binh

Top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam: Nhà máy thủy điện Hòa Bình

3-nha-may-thuy-dien-lon-nhat-viet-nam-hoa-binh

Top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam: Cảnh quan nhà máy thủy điện Hòa Bình

Với 8 tổ máy, mỗi tổ có công suất 240 MW, tổng công suất của nhà máy đạt 1.920 MW, cung cấp sản lượng điện lên đến 8,16 tỷ kWh mỗi năm. Đây không chỉ là nguồn cung cấp điện năng quan trọng cho cả nước mà còn đóng vai trò chiến lược trong việc điều tiết nước và giảm nguy cơ lũ lụt cho khu vực đồng bằng sông Hồng.

Đặc biệt, vào tháng 7/2018, nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã được vinh danh trong chương trình “Vinh quang Việt Nam – Dấu ấn những công trình”, khẳng định ý nghĩa lịch sử và giá trị bền vững của công trình này trong sự phát triển kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia.

Xem thêm:

Top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam: Nhà máy thủy điện Lai Châu

Danh cuối cùng của top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam thuộc về nhà máy thủy điện Lai Châu – một trong những công trình thủy điện trọng điểm quốc gia. Được xây dựng trên dòng sông Đà tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, Lai Châu.

Với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW gồm 3 tổ máy, nhà máy chính thức khởi công vào ngày 5/1/2011 và đi vào hoạt động hoàn chỉnh vào tháng 12/2016, sớm hơn một năm so với chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Mỗi năm, thủy điện Lai Châu đóng góp khoảng 4.670,8 triệu kWh điện vào lưới điện quốc gia, giúp đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định và bền vững.

3-nha-may-lon-nhat-viet-nam-lai-chau

Top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam: Nhà máy thủy điện Lai Châu.

Được thiết kế với cao trình đập đạt 295m, tiếp giáp với biên giới Trung Quốc. Với mức đầu tư sơ bộ hơn 35.700 tỷ đồng, nhà máy thủy điện Lai Châu không chỉ góp phần phát triển nguồn năng lượng tái tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho đồng bằng sông Hồng vào mùa khô. Ngoài ra, công trình còn thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại hai tỉnh Lai ChâuĐiện Biên, đồng thời đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc.

KẾT LUẬN

Trong tương lai, việc phát triển thủy điện cần được kết hợp với nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao hiệu suất vận hành, tối ưu hóa sản lượng điện và giảm thiểu tác động đến môi trường. Với quy mô và ý nghĩa chiến lược, 1 trong 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam này là minh chứng điển hình cho sự kết hợp giữa tiềm năng thiên nhiên và công nghệ hiện đại, góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Qua bài viết, Smartland đã điểm qua Top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam – các công trình đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung năng lượng bền vững cho đất nước. Bên cạnh những nhà máy có công suất lớn, gần 400 dự án thủy điện đang vận hành trên toàn quốc cũng góp phần không nhỏ vào việc duy trì an ninh năng lượng quốc gia. 

Liên hệ Smartland ngay để được giải đáp thắc mắc về “Top 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam” và cơ hội đầu tư hấp dẫn:

Chia sẻ:

Các câu hỏi thường gặp

Rate this post