Quy hoạch đất là gì? Xem quy hoạch đất như thế nào cho chuẩn xác? Cần lưu ý những gì để không bị lừa khi xem quy hoạch đất? Smartland sẽ bật mí tất tần tật thông về quy hoạch đất trong bài viết bên dưới, cùng đón xem nhé!
Quy hoạch đất là gì?
Quy hoạch đất (quy hoạch sử dụng đất) được định nghĩa là việc lên kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương theo từng mục đích cụ thể trong từng giai đoạn khác nhau quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013. Theo đó, đất quy hoạch là đất được Nhà nước đưa vào kế hoạch sử dụng của khu vực đó nhằm phục vụ các mục tiêu bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội.
Nói cách khác, đất quy hoạch là đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất của địa phương và thường được sử dụng cho những việc như xây dựng đường xá, bệnh viện và trường học. Việc lựa chọn phương án sử dụng đất sẽ căn cứ vào các yếu tố như quỹ đất và tình hình sử dụng đất của địa phương. Cần lưu ý rằng nội dung thông tin quy hoạch đất đôi khi có thể thay đổi để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.
Cách nhận biết đất quy hoạch?
Người dân có thể sử dụng bản đồ quy hoạch sử dụng đất để xác định mảnh đất mình quan tâm có thuộc diện quy hoạch hay không. Đây là tài liệu thể hiện sự phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất, bố trí xây dựng công trình hạ tầng… theo quy hoạch đã đề ra.
Bằng cách nhìn vào bản đồ, người dân có thể biết được các thông tin quan trọng như mảnh đất có nằm trong quy hoạch hay không, số tầng tối đa được xây dựng, những tiện ích xung quanh khu vực…
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thông dụng hiện nay gồm có:
- Bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với các thông tin về quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án đầu tư xây dựng, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình, cơ sở định vị công trình, thiết kế cơ sở và thực hiện xây dựng.
- Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5000 với các thông tin xác định khu vực chức năng, mốc giới, địa giới của các phần đất dành để phát triển hạ tầng khu vực, định hướng tính giao thông….
4 cách kiểm tra quy hoạch đất
Cách 1: Kiểm tra thông tin quy hoạch đất trên sổ đỏ
Thông tin quy hoạch sẽ được ghi trực tiếp trong phần Ghi chú trên sổ đỏ theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT. Phần này xác định rõ diện tích đất (tính theo mét vuông) thuộc diện quy hoạch nào, có được đền bù khi bị thu hồi không…
Ví dụ, nếu một phần diện tích đất nằm trong quy hoạch hành lang bảo vệ an toàn công trình được công bố trong văn bản kế hoạch sử dụng đất của đại phương thì trong mục Ghi chú sẽ ghi rõ “thửa đất có …m2 thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình… (ghi rõ tên công trình)”.
Cách 2: Tra cứu thông tin tại cơ quan chức năng có thẩm quyền
Để hỏi cụ thể về thông tin quy hoạch, người dân có thể đến Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện nơi mảnh đất tọa lạc. Cán bộ chức năng sẽ kiểm tra bản đồ quy hoạch và cho biết khu đất có nằm trong khu quy hoạch nào hay không dựa trên thông tin nhà đất mà người dân cung cấp.
Đây là một phương pháp an toàn và cực kỳ chính xác để kiểm tra quy hoạch đất đai, nhưng nó sẽ đòi hỏi một chút thời gian và công sức, đặc biệt nếu người đó không ở gần trung tâm hành chính. Nếu có quá nhiều cá nhân muốn kiểm tra đất quy hoạch, các cơ quan nhà nước có thể không thể xử lý kịp thời lượng yêu cầu, dẫn đến tình trạng đông đúc và mất thời gian chờ đợi.
Cách 3: Nộp phiếu yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp các dữ liệu đất đai
Theo Điều 11 Thông tư 34/2014?TT-BTNMT, người dân nếu muốn được cung cấp thông tin đất đai (bao gồm thông tin quy hoạch), có thể nộp phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đến Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục QL đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.
- Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu xem thông tin quy hoạch sử dụng đất theo mẫu đến VP đăng ký đất đai theo các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại VP đăng ký đất đai;
- Gửi qua fax, bưu điện hoặc công văn;
- Gửi qua cổng thông tin đất đai hoặc email.
- Bước 2: VP đăng ký đất đai tiếp nhận thông tin và xử lý. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do cho người dân biết.
- Bước 3: VP đăng ký đất đai thực hiện cung cấp đầy đủ thông tin về quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu.
- Lưu ý: Việc yêu cầu cung cấp thông tin về QHSD đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt không mất phí.
Cách 4: Tra cứu thông tin quy hoạch online
Với sự phát triển của công nghệ, việc tra cứu thông tin QHSD đất trở nên dễ dàng hơn.
Để kiểm tra quy hoạch đất Online, người dân chỉ cần truy cập cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện nơi có đất và làm theo hướng dẫn được đăng tải. Trường hợp không biết kiểm tra như thế nào thì người dân có thể kéo xuống cuối trang web để tìm số hotline liên lạc.
Ngoài ra, hiện nay cũng có nhiều ứng dụng tra cứu quy hoạch trực tuyến được ra đời với giao diện trực quan, dễ sử dụng. Người dân chỉ cần có thiết bị kết nối internet, cài đặt và làm theo hướng dẫn là có thể xem thông tin quy hoạch đất mà mình quan tâm.
NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ GẶP PHẢI KHI MUA ĐẤT TRONG QUY HOẠCH
Đối với nhà đầu tư
Đất quy hoạch là đất Nhà nước đã chỉ định để sử dụng cho mục đích công cộng. Do đó, các công trình lâu dài không được phép xây dựng ở đó. Vì vậy, đất sẽ mất giá, ít người quan tâm khi có thông tin khu đất này nằm trong diện quy hoạch.
Tuy nhiên, Luật Quy hoạch hiện hành quy định Nhà nước phải điều chỉnh quy hoạch trong vòng 5 năm cho sát với thực tế, khu nào không còn phù hợp thì phải xóa bỏ. Quy định này khiến một số nhà đầu tư mạo hiểm tiếp tục đầu tư hoặc do nghe ngóng, đón đầu được thông tin khu này sẽ được xóa bỏ quy hoạch.
Tuy nhiên, đây thực sự là một trò chơi may rủi dựa trên sự phán đoán và liều lĩnh của nhà đầu tư. Mảnh đất sẽ mang lại cho họ một khoản lợi nhuận khá lớn nếu đề xuất đó thực sự bị thay đổi hoặc xóa quy hoạch trong tương lai. Ngược lại, nhà đầu tư sẽ thua lỗ vì đã đầu tư vào những mảnh đất quy hoạch treo, khiến họ bán không được mà ở cũng không xong.
Đối với người mua để ở
Nếu mua đất với nhu cầu ở lâu dài ổn định, người dân cần kiểm tra kỹ xem mảnh đất có dính quy hoạch đất hay không, bởi khi vướng vào pháp lý quy hoạch, mảnh đất đó sẽ bị hạn chế một số quyền nhất định.
Thứ nhất là không được tự ý xây dựng, sửa chữa cải tạo nhà ở, công trình gắn liền với đất quy hoạch. Mọi thay đổi về quy mô, cấp công trình đều phải được cấp phép bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nói cách khác, người dân có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở trên đất quy hoạch thì phải xin giấy phép xây dựng tạm và thực hiện cam kết sẽ tháo dỡ khi nhà nước thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch và sẽ không được đền bù cho phần công trình xây dựng đó.
Thứ hai là những hạn chế về quyền chuyển nhượng, mua bán khi đất vướng quy hoạch. Cụ thể, khi đất vướng quy hoạch nhưng nhà nước vẫn chưa đưa ra quyết định thu hồi, quyền chuyển nhượng của chủ sở hữu tuy bị hạn chế nhưng khó tìm được người mua.
Cuối cùng, khi nhà nước đưa ra quyết định thu hồi, chủ sở hữu không được phép chuyển nhượng mà phải tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích đã xác định trước khi cơ quan nhà nước công bố thông tin quy hoạch.
Bài viết phía trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về quy hoạch đất, cách kiểm tra quy hoạch đất và các rủi ro sẽ gặp phải khi mua đất quy hoạch để đảm bảo quyền lợi cho người mua. Hy vọng quý bạn đọc đã có thêm những thông tin bổ ích khi tham gia vào thị trường BĐS.
>> Xem thêm: Luật thừa kế đất đai [Tổng hợp + cập nhật mới nhất 2023]
>> Xem thêm: Quy trình sang nhượng sổ hồng mới nhất năm 2023 nên biết
Xem thêm thông tin về quy hoạch đất đai vui lòng liên hệ:
- Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
- Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
- Hotline: 0916 25 78 25