Số điện thoại

Luật thừa kế đất đai [Tổng hợp + cập nhật mới nhất 2023]

Chia sẻ

Luật thừa kế đất đai quy định như thế nào? Những vấn đề lưu ý trong luật thừa kế đất đai để từ đó tránh xảy ra các tranh chấp sau di chúc. Smartland sẽ giải đáp tất tần tật về luật thừa kế đất đai trong bài viết bên dưới, nhớ đón xem nhé!

Luật thừa kế đất đai: Pháp luật quy định về quyền thừa kế đất đai có di chúc

BLDS 2015 có quy định: Di chúc là sự thể hiện mong muốn, ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người nào đó sau khi qua đời.

Di chúc là hình thức thể hiện ý chí và mong muốn của cá nhân về tài sản của mình sau khi chết. Theo Bộ luật Dân sự 2015 Điều 625, người đủ điều kiện lập di chúc được quyền thể hiện ý chí, mong muốn chuyển giao tài sản của mình cho người khác bằng văn bản hoặc bằng miệng (trong trường hợp không thể lập văn bản di chúc).

Điều 630. Di chúc hợp pháp:

1. Di chúc hợp pháp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc phải trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt trong thời gian lập di chúc; không bị ép buộc, đe dọa, lừa dối;

b) Nội dung của di chúc không trái pháp luật, không trái với đạo đức xã hội; hình thức di chúc không vi phạm quy định của luật….

Di chúc phải đảm bảo điều kiện về cả 2 mục: nội dung và hình thức theo quy định tại Điều 627, Điều 630, Điều 631 BLDS 2015.

Lưu ý:

  • Thứ nhất, theo pháp luật những người được liệt kê bên dưới vẫn được hưởng tài sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp người lập di chúc không cho họ hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó:
    • Con chưa đến tuổi thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
    • Con đã đến tuổi thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Quy định này không áp dụng đối với trường hợp người đó từ chối nhận di sản theo điều 620 BLDS quy định hoặc họ thuộc những người không có quyền hưởng di sản theo khoản 1 điều 621 BLDS quy định.

  • Thứ hai, đối với phần di sản dùng trong việc thờ cúng theo ý nguyện của người lập di chúc thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao lại cho người được chỉ định trong di chúc hoặc những người pháp luật quy định trong việc thờ cúng.
luat-thua-ke-dat-dai

Luật thừa kế đất đai

Luật thừa kế đất đai: Pháp luật quy định về quyền thừa kế đất đai không có di chúc

Luật thừa kế đất đai. Cá nhân có quyền lập di chúc để quyết định tài sản của mình sau khi chết, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo đúng pháp luật; hưởng tài sản thừa kế theo di chúc hoặc pháp luật. Quyền sử dụng đất đai là một trong những tài sản có giá trị mà thường hay xảy ra tranh chấp khi người chết để lại.

Quyền thừa kế đất đai theo pháp luật quy định sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc lập không hợp pháp;
  • Những người thừa kế trong di chúc đều chết trước thời điểm hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; các cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn hoạt động vào thời điểm tiếp nhận thừa kế;
  • Những người thừa kế trong di chúc từ chối nhận di chúc hoặc không có quyền hưởng tài sản.

Các phần di sản sau đây cũng sẽ áp dụng thừa kế theo luật:

a) Phần di sản không được liệt kê phân chia trong di chúc;

b) Phần di sản được nhắc đến trong di chúc không có hiệu lực pháp lý;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế trong di chúc nhưng họ từ chối nhận hoặc không có quyền hưởng di sản hoặc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến các tổ chức, cơ quan được đề cập trong di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, quyền thừa kế đất đai không có di chúc là một trong những dạng phía trên (hoặc không có di chúc hợp pháp, không phát sinh hiệu lực theo nội dung di chúc….)

Tuy nhiên, quyền thừa kế đất đai cũng sẽ chịu sự điều chỉnh của luật đất đai.

Luật thừa kế đất đai: Hàng thừa kế

Luật thừa kế đất đai: Pháp luật quy định có 3 hàng thừa kế:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: vợ chồng, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, con ruột, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết tức người chết là ông bà nội hoặc ông bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ ngoại, cụ nội của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết tức người chết là bác ruột, cậu ruột, cô ruột, chú ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết tức người chết là cụ nội hoặc cụ ngoại.
hang-thua-ke-theo-quy-dinh-cua-luat-thua-ke-dat-dai

Hàng thừa kế trong quy định của luật thừa kế đất đai

Luật kế thừa đất đai: Xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế

Tại Mục II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP về luật thừa kế đất đai và tranh chấp liên quan đến QSDĐ quy định như sau:

1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản gắn liền với QSDĐ) mà người đó đã có GCNQSDĐ theo Luật đất đai năm 1987, 1993, 2003 thì QSDĐ đó là di sản.

1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà mảnh đất đó đã có một trong các loại giấy quy định tại Điều 50 Khoản 1, 2 và 5 Luật đất đai 2003 thì kể từ ngày 01/07/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không bị phụ thuộc vào thời điểm công bố thừa kế.

1.3. Nếu một người qua đời để lại QSDĐ nhưng đất không có một trong các loại giấy tờ nêu tại các tiểu mục 1.1 và 1.2 Mục 1 này mà có tài sản để lại là nhà ở hoặc các công trình kiến ​​trúc khác (bếp, nhà tắm, hố xí, nhà thờ họ, tường rào gắn với nhà ở, công trình trên đất được giao để sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, hệ thống tưới tiêu, chuồng trại chăn nuôi hoặc các công trình khác như  cây lấy gỗ, cây lấy quả…) gắn liền với QSDĐ đó mà có yêu cầu chia tài sản thừa kế thì cần xác định rõ các trường hợp sau:

  • Trong trường hợp người qua đời có văn bản của UBND có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp GCNQSDĐ thì Tòa án giải quyết yêu cầu chia tài sản để lại là tài sản gắn liền với QSDĐ và QSDĐ đó.
  • Trong trường hợp người qua đời không có văn bản của UBND có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng được UBND có thẩm quyền cấp cho giấy tờ hoặc xác nhận là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với QSDĐ. Đồng thời phải định rõ ranh giới, tạm giao QSDĐ đó cho người được hưởng thừa kế để UBND có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền SDĐ và cấp GCNQSDĐ cho người được hưởng thừa kế theo pháp luật quy định.
  • Trong trường hợp UBND có thẩm quyền có văn bản xác thực việc sử dụng đất đó không hợp pháp và tài sản thừa kế là tài sản gắn liền với QSDĐ không được tồn tại trên đất đó thì tòa án chỉ giải quyết tài sản tranh chấp trên mảnh đất đó.

1.4. Trường hợp người đã khuất để lại QSDĐ mà đất đó không có các loại giấy tờ quy định trong tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng có tài sản thừa kế nào gắn liền với QSDĐ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu tranh chấp xảy ra thì UBND có thẩm quyền sẽ giải quyết theo các điều khoản pháp luật quy định về đất đai.

di-san-thua-ke-la-dat-dai

Luật thừa kế đất đai quy định như thế nào về di sản thừa kế là đất đai?

Luật thừa kế đất đai: Giải quyết tranh chấp về QSDĐ khi nhận thừa kế không có di chúc?

Luật thừa kế đất đai. Theo Điều 650 BLDS 2015 quy định:

Trong trường hợp di chúc có nhiều người thừa kế mà có người chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; các tổ chức, cơ quan được đề cập trong di chúc, nhưng không còn vào thời điểm công bố thừa kế thì phần di chúc có liên quan đến những đối tượng này sẽ không có hiệu lực pháp lý.

3. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu tài sản thừa kế không còn vào thời điểm công bố thừa kế; nếu tài sản thừa kế để lại cho người được thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về tài sản thừa kế còn lại vẫn còn hiệu lực pháp lý.

4. Khi di chúc có phần tài sản không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến các phần còn lại của tài sản thừa kế thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp lý.

5. Khi một người có nhiều bản di chúc để lại đối với một tài sản thì bản sau cùng mới được pháp luật công nhận.

giai-quyet-tranh-chap-thua-ke-dat-dai

Giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai theo luật thừa kế đất đai

Hy vọng bài viết về luật thừa kế đất đai của Smartland đã cung cấp những thông tin bổ ích cho khách hàng. Trong quá trình nhận thừa kế tài sản là đất đai, quý khách nên cẩn trọng cũng như tìm kiếm những người am hiểu về luật pháp để tránh những rủi ro không đáng có.

>> Xem thêm: Room tín dụng là gì? Vì sao ngân hàng lại siết room tín dụng

>> Xem thêm: Lạm phát là gì? 6 cách đầu tư hiệu quả khi lạm phát gia tăng

Xem thêm thông tin về luật thừa kế đất đai vui lòng liên hệ: 

  • Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
  • Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
  • Hotline: 0916 25 78 25 

Chia sẻ:

Các câu hỏi thường gặp

  • Mục II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP quy định về luật thừa kế đất đai và tranh chấp liên quan đến QSDĐ.

  • Luật thừa kế đất đai quy định có 3 hàng thừa kế:

    • Hàng thừa kế thứ nhất: vợ chồng, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, con ruột, con nuôi của người chết;
    • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết tức người chết là ông bà nội hoặc ông bà ngoại;
    • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ ngoại, cụ nội của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết tức người chết là bác ruột, cậu ruột, cô ruột, chú ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết tức người chết là cụ nội hoặc cụ ngoại.
  • Theo Điều 650 BLDS 2015 quy định về luật thừa kế đất đai: Trong trường hợp di chúc có nhiều người thừa kế mà có người chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; các tổ chức, cơ quan được đề cập trong di chúc, nhưng không còn vào thời điểm công bố thừa kế thì phần di chúc có liên quan đến những đối tượng này sẽ không có hiệu lực pháp lý.

5/5 - (2 bình chọn)