Covid-19 đã đang tác động đến kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng như thế nào? Có cơ hội nào cho doanh nghiệp và nhà đầu tư giai đoạn hiện nay?
Bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam thời kỳ Covid-19 tưởng chừng đầy ảm đạm khi phải đối diện quá nhiều khó khăn thách thức nhưng trên thực tế đã có không ít cơ hội được mở ra. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Smartland để có cái nhìn khách quan về những tác động của dịch bệnh này.
Khó khăn và thách thức thời kỳ Covid-19.
Tình hình chung
Khủng khiếp hơn cả đại dịch SARS năm 2003, dịch bệnh viêm phổi cấp Covid-19 đã làm 3,4 triệu người trên thế giới không qua khỏi với hơn 165 triệu ca bệnh. Bùng phát từ cuối tháng 12/2019 đến nay, hậu quả của đại dịch này được ghi nhận là chưa từng có trong lịch sử loài người. Xã hội thì xáo trộn, kinh tế thế giới rơi vào cuộc đại suy thoái, ước chừng thiệt hại trên 10.000 tỷ USD trong năm 2020-2021.
Còn ở Việt Nam, tính đến ngày 20/5/2021 đã có tổng cộng 4720 ca nhiễm, 38 ca đã tử vong và 1816 người đang điều trị. Nhìn chung, Việt Nam đã khá thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, nhưng nguy cơ vẫn còn cao do diễn biến rất phức tạp của tình hình dịch bệnh trên thế giới. Covid-19 cũng đã đang ảnh hưởng nhiều lĩnh vực kinh tế và thị trường bất động sản cũng không ngoại lệ.
Tình hình bất động sản
Cụ thể, trong 2 đợt dịch bùng phát ở Việt Nam trong năm 2020 và thời gian gần đây khiến nhu cầu tìm kiếm và giao dịch bất động sản bị sụt giảm (dù đã có sự phục hồi trước đó) do các chỉ thị tạm hoãn bán hàng tập trung, chuyển dịch sang hình thức mua bán trực tuyến để tuân thủ biện pháp giãn cách an toàn trong mùa dịch.
Phân khúc bị ảnh hưởng nặng nhất là động sản nghỉ dưỡng khi nhiều tháng rơi vào tình trạng “tê liệt” vì giãn cách xã hội. Thị trường này thất thoát phần lớn doanh thu từ 7 đến 15 tỷ USD do khách nước ngoài bị hạn chế đường bay. Các mặt bằng cho thuê cũng bị đóng cửa và giá thuê hạ nhiệt đáng kể.
Nhìn chung, ngoài yếu tố hạn chế bán hàng tập trung ra thì còn 2 thách thức lớn nhất của thị trường bất động sản trong đại dịch là:
- Nhu cầu giao dịch suy giảm do tâm lý khách hàng chờ đợi hết dịch, dè chừng.
- Nguồn cung thiếu hụt do doanh nghiệp không có dự án mới hoặc không triển khai được dự án do vướng thủ tục cấp phép. Cụ thể, cả nước hiện có 126 dự án nhà ở bị “ách tắc” vì thủ tục đầu tư; 158 mặt bằng, dự án phải dừng triển khai để rà soát, kiểm tra pháp lý… Được biết các “vướng mắc” thường đến từ: Một số quy định pháp luật chưa đảm bảo đầy đủ tính thống nhất, tính hệ thống, tính đồng bộ và tính liên thông, quy định “chồng chéo” cùng thủ tục hành chính rườm rà trong phê duyệt cũng như xử lý các dự án “treo”..
Cơ hội mới đến từ những khó khăn.
Sự kéo dài của tình hình dịch bệnh đã khiến cho cả các nhà hoạch định chính sách, chủ đầu tư và nhà đầu tư phải tìm cách thích ứng với những khó khăn hiện tại. Nhìn từ 1 góc độ nào đó, ngoài những tác động tiêu cực thì đại dịch covid-19 cũng tạo ra nhiều cơ hội để giúp cho nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng trở nên thanh thoát và mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới. Có thể điểm qua 1 vài yếu tố sau để chứng minh điều đó:
Tháo gỡ pháp lý.
Thị trường bất động sản 2021 được nhiều chuyên gia dự báo sẽ sớm phục hồi và phát triển lớn mạnh trong tương lai nhờ khung khổ pháp lý dần được hoàn thiện.
Các chính sách mới của nhà nước trực tiếp hỗ trợ thị trường là:
- Luật Đầu tư sửa đổi 2020.
- Luật Xây dựng sửa đổi 2020.
- Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư và các thông tư về phát triển các loại hình bất động sản…
Đặc biệt là Luật sửa đổi một số điều của Luật Xây dựng (Luật số 62/2020/QH14) với nhiều quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2020 như: Quy định về thẩm quyền báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của CĐT, quy định về miễn giấy phép xây dựng đối với công trình đã được cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế, bãi bỏ thẩm quyền của Bộ Xây dựng và giao UBND cấp Tỉnh cấp GPXD đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt…
Các quy định mới này đã thổi “luồng gió mới” vào thị trường vốn “đầy trắc trở” này, tạo thuận lợi cho công tác quản lý cũng như người dân trong việc xây dựng công trình. Phía chủ đầu tư cũng tháo gỡ được những “nút thắt” quan trọng trong việc phê duyệt và rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng các dự án khu dân cư.
Thanh lọc thị trường.
Theo thống kê, có tới 80% sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động trong các đợt bùng phát dịch. Tính đến tháng 12/2020, có tới 1.272 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng hơn 117% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Xây dựng, sự khắc nghiệt của thị trường mùa Covid trong năm 2020 đã giúp thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém, nâng cao năng lực và tăng khả năng thích nghi của các doanh nghiệp có năng lực thực sự.
Tái khẳng định “khẩu vị” của nhà đầu tư đối với BĐS.
Bất động sản công nghiệp cũng được chú ý hơn khi đang thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Một phần là nhờ vào lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, một phần là xu hướng dịch chuyển nhà máy rời khỏi Trung Quốc sang Việt Nam của các tập đoàn lớn.
Theo ghi nhận, phân khúc bất động sản bán lẻ, nghỉ dưỡng và khách sạn thiệt hại nặng nề nhất khi giá khách sạn giảm xuống thấp hơn 40-50% cùng tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 30-40%. Tuy nhiên, giá sơ cấp của văn phòng – căn hộ tại phân khúc hạng A, B hầu như không hề thay đổi bất chấp tác động của 3 làn sóng dịch bệnh.
Các hiện tượng giảm giá nhà ở thường thuộc về các giao dịch thứ cấp, quy mô nhỏ lẻ và ở những dự án đã hiện hữu hoặc “tồn kho” cách đây 1 hoặc vài năm. Khi ấy, người bán thường thì sẽ đưa ra những chính sách hấp dẫn cùng với mức giá mềm để “thanh lý” nhóm hàng đó. Sự sụt giảm này thường là chủ quan từ phía người bán chứ không bị dẫn dắt bởi thị trường nên không thể quy chụp.
Đáng nói là dù hầu hết các ngành kinh tế đều gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch nhưng giá BĐS dường như vẫn “đứng ngoài vòng xoáy” vì suy cho cùng đây vẫn là kênh tích lũy tài sản an toàn và tạo ra được lợi nhuận ổn định. Nói dễ hiểu hơn là các kênh đầu tư khác rơi vào thua lỗ nên nhiều ‘đại gia” đã chuyển dòng vốn hướng vào thị trường bất động sản, làm nhu cầu mua và giá bán các dự án vẫn có xu hướng tăng.
Chuẩn mực căn hộ mới được thiết lập tại thị trường Việt Nam.
Ở góc nhìn tích cực, thời gian trầm lắng của thị trường bất động sản chính là cơ hội để các chủ Đầu tư có thời gian chuẩn bị sản phẩm kỹ càng hơn nhiều so với trước kia. Và sở dĩ, dù là ở thực hay đầu tư thì nhu cầu sở hữu Bất động sản là luôn tồn tại nên những sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng đều có sức mua tốt trên thị trường.
Các tiêu chí khách hàng thay đổi sau đại dịch Covid-19 là đề cao tính riêng tư, không gian đô thị sinh thái cao, môi trường thoáng đãng, nhiều sông hồ,… Bên cạnh đó còn ưu tiên là các dự án có phòng khám y tế nội khu, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cư dân,… Grand Marina Saigon đáp ứng tốt các tiêu chí này và đang là dự án căn hộ hàng hiệu hot nhất thị trường bất động sản trung tâm Thành phố.
Xem thêm thông tin dự án căn hộ cao cấp nhất Quận 1 tại: https://www.grandmarina-marriott.com/
Tọa lạc tại Đường Tôn Đức Thắng Quận 1, tổng thể dự án rộng 10ha bao gồm 8 tòa tháp bao gồm khu dân cư, văn phòng và thương mại. Với quy mô khá lớn nhưng mật độ xây dựng toàn khu rất thấp, chỉ chiếm khoảng 18.6% nên phần lớn diện tích được dành cho hệ thống tiện ích 5 sao và mảng xanh phong phú.
Về tiện ích, dự án gây chú ý bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại. Bệnh viện/phòng khám y tế với đội ngũ bác sĩ giỏi túc trực 24/24 trong khuôn viên nhà mình sẽ đem lại sự an tâm cho mọi chủ sở hữu, nhất là những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Khoác lên mình thương hiệu cao cấp Marriotts vang danh 5 châu, Grand Marina Saigon tọa lạc bên bờ sông Sài Gòn và Thảo Cầm Viên sẽ đem đến cho cư dân trải nghiệm không gian sống đỉnh cao, thích hợp cho mọi hoạt động thư giãn và tái tạo năng lượng. Là một “bến đỗ” an toàn – an tâm – an nhàn cho những khách hàng danh giá ngay giữa lòng Thành phố.
Ở một góc nhìn khác, khẩu vị của nhà đầu tư hiện cũng có nhiều thay đổi sau thời gian dài bị kìm hãm bởi đại dịch Covid-19, không còn tâm lý lướt sóng mà phần lớn mong muốn đầu tư lâu dài vào những dự án phát triển bền vững. Do đó, về trung và dài hạn, những khu đô thị có vị trí đắc giá, cảnh quan tuyệt mỹ và được đầu tư bài bản như Grand Marina Sài Gòn còn rất nhiều cơ hội phát triển và tăng trị giá sản phẩm trong thời gian tới.
Xem thêm thông tin dự án tại: https://www.grandmarina-marriott.com/
– Phân phối chính thức Grand Marina Quận 1: Smartland
– Hotline: 0937 837 888
– Tham khảo chi tiết dự án tại đây.