Đầu tư BĐS Blockchain dù đã phổ biến và trở thành xu hướng đầu tư trên thế giới nhưng loại hình này vẫn còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Dù manh nha vào Việt Nam từ đầu 2020 nhưng đây vẫn là loại loại hình chưa có hành lang pháp lý an toàn để thực sự thu hút nhà đầu tư.
Smartland sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về hình thức đầu tư BĐS Blockchain này và phân tích lợi hại để khách hàng có đánh giá riêng cho mình trước khi quyết định đầu tư.
Đầu tư BĐS Blockchain là gì?
Hình thức đầu tư BĐS chia nhỏ trên nền tảng công nghệ Blockchain hay đầu tư BĐS thông qua NFT (Non-Fungible Token), đây là một dạng tiền điện tử.
Công nghệ Blockchain sẽ chia giá trị BĐS làm nhiều phần nhỏ bằng nhau rồi token hóa nó (tokenize) và giúp cho những người ít tiền có cơ hội “sở hữu” một phần của BĐS mà họ mong muốn.
Ví dụ: 1 căn biệt thự tại trung tâm Q1 được định giá 100 tỷ. Người ta sẽ chia 100 tỷ ra 1000 đơn vị và mỗi đơn vị tương ứng với 0,1 mét vuông – Giá 100 triệu đồng. 1000 đơn vị này được gọi là 1000 token. Những người mua các token đó được gọi là đồng sở hữu của biệt thự 100 tỷ này.
Vì không ai là chủ sở hữu riêng tài sản này nên cần phải có 1 bên thứ 3 đứng ra làm đơn vị quản lý trực tiếp và làm sàn giao dịch để các đồng sở hữu được mua bán token theo giao thức p2p (trao đổi trực tiếp) với nhau. Sổ hồng/pháp lý căn nhà được bên thứ 3 nắm giữ 24/24 và những người đồng sở hữu có thể xem online bất cứ lúc nào thông qua một tài khoản cố định để quản lý, theo dõi khoản đầu tư của mình.
Ngoài ra công ty thứ 3 này sẽ dùng biệt thự đó kinh doanh để kiếm lời, có thể cho thuê, hoặc đầu tư kinh doanh, hoặc bán ra được giá 120 tỷ (lãi 20% so với giá vốn 100 tỷ).
Với 120 tỷ thu về này, có nghĩa là giá trị thị trường của 1 token đã tăng 20% lên so với ban đầu. Các nhà đầu tư có sở hữu token lúc này có thể đem bán token để lấy tiền về, hoặc giữ đó để tiếp tục đầu tư. Không ngoại trừ các trường hợp giá trị căn nhà rớt xuống thấp hơn 100 tỷ thì người nắm token lúc này sẽ bị lỗ.
Mô hình đầu tư BĐS Blockchain trên thế giới
Đơn cử như ở giới siêu giàu Mỹ, Anh, việc đầu tư BĐS Blockchain đã được đưa vào thử nghiệm với cuộc chạy đua về tiến độ ra mắt giữa các công ty hàng đầu trong lĩnh vực này như Fluidity, Propeller Securities, Gretin …
Hình thức này cũng đã lan sang những nước tiên tiến khác như Ukraine. Các căn hộ bình dân tại đây cũng đang được chào bán trên nền tảng Blockchain và có độ minh bạch, tin cậy cao, hình thức thanh toán đa dạng, từ đồng USD, bảng Anh, đến tiền số…
Ưu – nhược điểm khi đầu tư BĐS Blockchain là gì? Vì sao đầu tư BĐS Blockchain được quan tâm?
Đầu tư BĐS Blockchain được nhiều người quan tâm trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 kéo dài trên toàn cầu khiến cho khiến các hoạt động giao dịch nhà đất truyền thống bị khó khăn và đa phần bị đình trệ.
- Giải quyết bài toán chia nhỏ suất đầu tư thông qua các hợp đồng thông minh (smart contract): Khách hàng chỉ cần từ vài triệu đồng trở lên là có thể tham gia đầu tư BĐS. Điều này mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư có tài chính trung bình và thấp có thể tham gia vào thị trường, đồng thời thu hút nguồn lực đầu tư cả trong và nước ngoài.
- Cách thức giao dịch nhanh chóng dễ dàng: Các bên có thể giao dịch bằng giao thức p2p đồng nghĩa với việc người đầu tư BĐS Blockchain có thể ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đối tượng A có thể trực tiếp bán token cho chị B không cần qua trung gian môi giới truyền thống mà chỉ cần thông qua sàn giao dịch online.
- Ưu điểm lớn nhất của loại hình đầu tư này vẫn là khả năng sinh lời khá cao. Tuy nhiên, người tham gia cần quan tâm và lựa chọn được hội đồng kiểm định uy tín. Nói dễ hiểu hơn, khi quy đổi sản phẩm ra NFT, việc rao bán sẽ công bố và tồn tại trên Blockchain nên độ an toàn cao.
Nhược điểm khi đầu tư BĐS Blockchain
- Nếu đơn vị thứ 3 quản lý làm tăng giá trị BĐS thì tốt, nhưng nếu thua lỗ (cháy nhà, hư hỏng, kinh doanh thua lỗ…) làm mất giá căn nhà thì nhà đầu tư sẽ bị lỗ.
- Không loại trừ trường hợp rửa tiền, tài trợ khủng bố,… nếu chủ sở hữu nền tảng Blockchain huy động vốn được đặt tại nước ngoài.
- Đồng token này sẽ lên xuống theo giá trị thị trường, cho nên 1 triệu/1 token không phải là hằng số.
- Nếu đơn vị thứ 3 quản lý BĐS đó phá sản, không ai đảm bảo được làm cách nào để người sở hữu token có thể rút vốn nên khả năng mất tiền là có thể xảy ra.
- Ngay từ khi bắt tay xây dựng BĐS, người ta đã có thể lợi dụng việc bán token để gọi vốn. Nếu đang xây giữa chừng mà công trình ngưng thi công sẽ khiến token mất giá hoặc bán không ai mua, lúc này nhà đầu tư cũng sẽ bị lỗ.
→ Nhìn chung, đầu tư BĐS Blockchain sẽ giúp chủ đầu tư dễ gọi vốn hơn, dễ huy động vốn bằng cách chia nhỏ sản phẩm nhưng lúc này người mua sẽ ở thế bị động và phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực và uy tín của đơn vị quản lý thứ 3.
Đầu tư BĐS Blockchain tại Việt Nam đã phát triển đến đâu?
Thời gian qua có một số tập đoàn BĐS lớn đã chi hàng triệu USD cho các giải pháp số hóa BĐS và tiến hành triển khai hình thức mua chung BĐS – Đưa công nghệ nền tảng Blockchain vào quản lý, giao dịch. Cụ thể:
- Đầu năm 2020, Công ty CP Tập đoàn Thế Kỷ (CenGroup của Shart Hưng) công bố nền tảng công nghệ đầu tư chung BĐS Revex: Chỉ từ 1 triệu đồng, nhà đầu tư có thể tham gia mua chung một BĐS tính trên 1 m2. Nhà đầu tư sau khi mua có thể đem đi cho thuê, cùng chia lợi nhuận theo tỷ lệ. CenGroup công bố sẽ chi khoảng 1 triệu USD để đầu tư vào nền tảng này.
- Tháng 9/2021, 1 căn nhà phố tại Cần Giờ đã được chia nhỏ thành 1.000 phần, gắn mã số Blockchain để chào bán, giá mỗi phần là 3,1 triệu. Khách hàng có thể mua 1 phần hoặc nhiều hơn.
- Năm 2021, Công ty Moonka cũng phát triển mô hình này và đang giữ vai trò sàn trung gian liên kết giữa người bán và người mua. Sản phẩm của họ là BĐS có thực, có sổ được chủ đất ký gửi và sẽ đi tìm các nhà đầu tư để mua chung một BĐS đó.
Lưu ý gì khi đầu tư BĐS Blockchain?
Việc mã hóa BĐS vẫn còn sơ khai, chưa mở rộng với công chúng nhưng ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA) đánh giá cao tiềm năng của mô hình này đối với thị trường trong thời gian tới, nhất là khi công nghệ đang ngày được cải tiến không ngừng, dịch bệnh tác động ngày càng sâu sắc đến các hoạt động của nền kinh tế và thay đổi các thói quen của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, một trong những rào cản, khó khăn lớn nhất hiện nay là các quy định pháp lý của Việt Nam chưa theo kịp nhu cầu và tốc độ phát triển của việc ứng dụng các các giải pháp số hóa BĐS. Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện nhiều mô hình lừa đảo đầu tư. Cụ thể, nhiều đơn vị truyền thông rầm rộ về công nghệ đầu tư BĐS Blockchain tại Việt Nam nhưng thực chất lại là “Chẻ nhỏ bất động sản rao bán” – Một cách huy động vốn theo công nghệ fintech (số hóa hình thức hợp đồng giấy bằng công nghệ app) chứ không phải là hình thức công nghệ Blockchain.
Vậy nên về phía khách hàng, cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, tỉnh táo trước khi ra quyết định đầu tư, còn phía cơ quan chức năng liên quan thì cần có các quy định – chế tài pháp lý cùng các văn bản hướng dẫn – cảnh báo đến nhà đầu tư chứ không đợi đến khi xử lý rủi ro.
>>Xem thêm: Đầu tư Bitcoin hay bất động sản? Bài toán lợi – hại
Để biết thêm thông tin về hình thức đầu tư BĐS Blockchain vui lòng liên hệ:
- Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
- Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
- Hotline: 0916 25 78 25