Tuyến đường sắt Hồ Chí Minh Cần Thơ là dự án có điểm đầu là ga An Bình (Bình Dương), điểm cuối là ga Cái Răng (Cần Thơ). Đường sắt có chiều dài toàn tuyến là 174 km, đi qua 6 tỉnh thành với 13 ga. Đây là dự án được kỳ vọng giúp tăng năng lực giao thương hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển kinh tế xã hội phía Nam.
Cùng Smartland tìm hiểu dự án này nhé!
THÔNG TIN CHUNG VỀ TUYẾN ĐƯỜNG SẮT HỒ CHÍ MINH CẦN THƠ
Tuyến đường sắt Hồ Chí Minh Cần Thơ đi qua 6 địa phương gồm Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ. Theo quy hoạch được duyệt từ năm 2013, tàu chở khách sẽ chạy tốc độ khoảng 190km/h và tàu chở hàng chạy tốc độ 120km/h. Như vậy, thời gian di chuyển từ TP Hồ Chí Minh đến Cần Thơ và ngược lại sẽ được rút ngắn đáng kể so với thời gian khoảng 3-4 giờ đi đường bộ.
✅ Tên dự án | Đường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ |
✅Tổng chiều dài | 173,677 km |
✅Quy mô thực hiện | Đường đôi, khổ tiêu chuẩn 1.435 mm |
✅Hình thức đầu tư | Đối tác công tư (PPP) |
✅Vốn đầu tư | 7 tỷ USD |
✅ Tiến độ thi công | Đang cập nhật |
Trước đây, theo quy hoạch chi tiết đường sắt Hồ Chí Minh Cần Thơ, hướng tuyến bắt đầu từ ga An Bình (Bình Dương) sẽ đi vào các khu dân cư, khu công nghiệp. Hiện nay, hướng tuyến đã được điều chỉnh chạy song hành bên phải đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận, giảm thiểu chia cắt các khu dân cư tập trung.
Với phương án mới này, toàn tuyến đã giảm từ 14 xuống còn 13 ga, kinh phí xây dựng được tiết kiệm gần 200 triệu USD. Dự án tuyến đường sắt Hồ Chí Minh Cần Thơ được đề nghị hoàn thành thiết kế vào năm 2024 và đưa vào thi công năm 2025-2026.
Các nhà ga dự kiến sẽ được xây dựng cho tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ:
- Ga An Bình (Bình Dương)
- Ga Tân Kiên (TP Hồ Chí Minh)
- Ga Bến Lức (Long An)
- Ga Tân An (Long An)
- Ga Tam Hiệp (Tiền Giang)
- Ga Cai Lậy (Tiền Giang)
- Ga Cái Bè (Tiền Giang)
- Ga Mỹ Thiện (Tiền Giang)
- Ga Mỹ Thuận (Tiền giang)
- Ga Vĩnh Long (Vĩnh Long)
- Ga Bình Minh (Vĩnh Long)
- Ga Cái Răng (Cần Thơ)
Tuyến đường sắt Hồ Chí Minh Cần Thơ là dự án được đánh giá có ưu điểm nổi bật hơn so với các phương thức vận tải khác bởi đây là phương tiện có khối lượng chở lớn, an toàn và có thể phát triển theo mô hình TOD (chiến lược phát triển tích hợp đô thị với hệ thống giao thông công cộng). Theo ông Hà Ngọc Trường, Phó Chủ tịch Hội cầu đường cảng TP Hồ Chí Minh, đánh giá tuyến đường sắt này hình thành kết nối giao thông hiện đại giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, góp phần đưa kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long đi lên và đồng thời đánh động toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Transit Oriented Development (TOD) là mô hình phát triển lấy định hướng hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở để quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán. Mô hình này là giải pháp hữu hiệu giúp hạn chế ùn tắc giao thông, đảm bảo phát triển đô thị bền vững và cải thiện điều kiện môi trường. Các đô thị lớn ở nước ta như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đang bắt đầu áp dụng mô hình TOD vào các dự án đường sắt đô thị, kỳ vọng sẽ tăng cường phát triển kinh tế – xã hội và mang nhiều lợi ích cho cộng đồng dân cư.
Vào tháng 8 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã giao Ban Quản lý đường sắt nghiên cứu chuẩn bị đầu tư dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Cùng với tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, đường sắt Nha Trang Hồ Chí Minh, thì đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ được kiến nghị ưu tiên đầu tư trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển mạng lưới đường sắt liên vùng.
Theo tập đoàn CT Group, dự án đường sắt Hồ Chí Minh Cần Thơ được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), với chi phí giải phóng mặt bằng hơn 2,3 tỷ USD và chi phí xây dựng hơn 3,6 tỷ USD.
Ý NGHĨA VIỆC PHÁT TRIỂN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT TP HCM – CẦN THƠ
Theo ông Nguyễn Ngọc Hè – Phó Chủ tịch UBND cần Thơ cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ phát triển kinh tế chậm mặc dù là vùng kinh tế có nhiều tiềm năng và lợi thế. Một trong những nguyên nhân là do hạ tầng giao thông chưa phát triển dẫn đến khả năng kết nối các vùng không cao.
TP Cần Thơ là một đầu giao thông vô cùng quan trọng của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chính vì vậy việc đầu tư vào dự án đường sắt Hồ Chí Minh Cần Thơ là vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải khách hàng và hàng hóa, kết nối với TP Hồ Chí Minh và các khu vực khác.
Xem thêm:
Để biết thêm thông tin về dự án Đường sắt Hồ Chí Minh Cần Thơ vui lòng liên hệ:
- Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
- Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
- Hotline: 0916 25 78 25