Đầu tư PPP là gì? Đặc điểm của các hình thức đầu tư PPP? Thuật ngữ đầu tư PPP được sử dụng khá phổ biến như rất ít người biết đến nó. Cùng Smartland tìm hiểu về hình thức đầu tư PPP trong bài viết tổng hợp thông tin bên dưới nhé!
Định nghĩa thuật ngữ PPP là gì?
PPP là loại hình đầu tư theo phương thức đối tác công tư. PPP được viết tắt từ cụm từ Public Private Partnership.
Đây là phương thức đầu tư được thực hiện dựa trên cơ sở hợp tác giữa Nhà nước cùng nhà đầu tư tư nhân có thời hạn thông qua việc ký kết và thực hiện HĐ dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia vào dự án PPP (khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư theo PP đối tác công tư năm 2020).
Đầu tư PPP là gì?
Các điểm đáng chú ý của đầu tư PPP
Đầu tư PPP có các đặc điểm nổi bật sau:
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư cùng doanh nghiệp tư nhân là chủ thể tham gia hợp đồng PPP.
- Theo đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở đây là các Bộ, cơ quan chính quyền ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Nhà đầu tư là các cá nhân, tổ chức cùng phối hợp với cơ quan nhà nước thực hiện các dự án trên cơ sở HĐ dự án.
Đặc điểm nổi bật của đầu tư PPP
>> có thể bạn quan tâm: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân là gì?
>> Có thể bạn quan tâm: Hạn chế tín dụng là gì? Tất tần tật về hạn chế tín dụng
Các lĩnh vực đầu tư theo phương pháp PPP
Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP được quy định tại Điều 4 khoản 1 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư cùng Điều 2 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP bao gồm:
- GTVT bao gồm các dự án trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt; hàng không; đường thủy nội địa; hàng hải có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng.
- Nhà máy điện, lưới điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định.
- Năng lượng tái tạo; nhiệt điện khí (bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng – LNG); nhiệt điện than; lưới điện; điện hạt nhân; trừ các trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền độc quyền theo quy định của Luật điện lực.
Lĩnh vực đầu tư theo phương pháp PPP
Quy mô đầu tư dự án theo phương thức PPP
Dự án có mức tổng đầu tư từ 1.500 tỷ trở lên; riêng dự án thuộc lĩnh vực tái tạo năng lượng yêu cầu mức đầu tư từ 500 tỷ đồng trở lên.
- Thủy lợi, thoát nước và xử lý nước thải; cung cấp nước sạch yêu cầu tổng mức đầu tư cho toàn quy mô dự án từ 200 tỷ đồng trở lên.
- Y tế, giáo dục – đào tạo với các dự án y tế dự phòng, cơ sở khám chữa bệnh; kiểm nghiệm yêu cầu tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên.
- Hạ tầng CNTT với các dự án kinh tế số, hạ tầng thông tin số; hiện đại hóa CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; an ninh mạng; hạ tầng CNTT và viễn thông (ICT) cho đô thị thông minh, các ứng dụng, nền tảng, dịch vụ quốc gia dùng chung yêu cầu có mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên.
Mỗi dự án PPP sẽ có loại hợp đồng riêng biệt tương ứng với các đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng loại hình:
- Hợp đồng XD – KD – Chuyển giao (Build – Operate – Transfer, hợp đồng BOT);
- Hợp đồng XD – Chuyển giao – KD (Build – Transfer – Operate, hợp đồng BTO);
- Hợp đồng XD – Sở hữu – KD (Build – Own – Operate, hợp đồng BOO);
- Hợp đồng KD – QL (Operate – Manage, hợp đồng O&M);
- Hợp đồng XD – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (Build – Transfer – Lease, hợp đồng BTL)…
Các loại hình đầu tư PPP
Lợi thế của việc sử dụng mô hình PPP
Các nước trên thế giới đang chuyển dần qua xu hướng để tư nhân cung cấp các dịch vụ về cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực điện, nước, năng lượng, thông tin liên lạc và giao thông vận tải. Có nhiều lý do cho sự hợp tác với các đối tác tư nhân trong việc cung cấp và phát triển các dịch vụ về cơ sở hạ tầng, đó là:
- Tăng cường hiệu quả trong việc điều hành, phân phối cùng với quản lý dự án về hạ tầng.
- Bổ sung thêm nguồn năng lực để đáp ứng nhu cầu tăng cao của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
- Có cơ hội nắm bắt và tiếp cận các công nghệ tiên tiến (cả phần mềm lẫn phần cứng).
- Công tác phát triển và quy hoạch được triển khai đúng đắn và hợp lý cho phép sàng lọc, lựa chọn tốt hơn các đơn vị hợp tác cùng với hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định về cơ cấu của dự án, cũng như đưa ra lựa chọn thích hợp về CN dựa trên cơ sở xem xét chi phí trong toàn bộ vòng đời của dự án.
Mô hình PPP trở nên hấp dẫn với chính phủ, chính quyền các nước đang phát triển vì nó được đánh giá như một cơ chế ngoài ngân sách phục vụ cho việc PT cơ sở hạ tầng:
- Giúp tăng cường cung cấp các DV cơ sở HT cần thiết
- Áp dụng hình thức đầu tư PPP có thể không yêu cầu bất kỳ chi tiêu tiền mặt ngay tại thời điểm đó. Nhờ vậy giúp làm giảm gánh nặng của chi phí thiết kế và XD.
- Được quyền chuyển nhượng rủi ro dự án sang khu vực tư nhân.
- Hình thức đầu tư PPP giúp đưa ra những lựa chọn tốt hơn về công nghệ, thiết kế, XD, vận hành và chất lượng cung cấp DV hạ tầng.
Xác định thành phần nhà nước tham gia trong dự án PPP
- Giá trị phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP được xem xét trên khả năng cân đối của nguồn vốn cùng với các nguồn lực khác và cơ sở phương án tài chính.
- Trường hợp vốn góp của Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền là tài sản bộ, công, ngành, UBND cấp tỉnh xác định giá trị theo pháp luật về quản lý cùng với sử dụng tài sản công, làm cơ sở xác định vốn góp của nhà nước trong dự án.
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác định giá trị phần Nhà nước tham gia khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP.
- Bộ Tài chính hướng dẫn xác định GT tài sản công tham gia trong dự án PPP.
Nhà nước tham gia hợp tác đầu tư PPP
Mô hình đầu tư PPP mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho các nhà đầu tư, nhất là các quốc gia đang phát triển. Hy vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin bổ ích cho khách hàng, để biết thêm chi tiết về chủ đề đầu tư PPP, vui lòng liên hệ:
- Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
- Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
- Hotline: 0916 25 78 25