Số điện thoại

Hạn chế tín dụng là gì? Tất tần tật về hạn chế tín dụng

Chia sẻ

Hạn chế tín dụng là gì? Các trường hợp hạn chế tín dụng? Các trường hợp bị từ chối cấp tín dụng?… Smartland sẽ bật mí “tất tần tật” thông tin về hạn chế tín dụng trong bài viết bên dưới, cùng đón xem nhé!

Định nghĩa hạn chế tín dụng

Giới hạn đối tượng khách hàng không được vay hoặc không được vay với các ưu đãi và giới hạn mức cho vay tối đa tùy thuộc vào đối tượng khách hàng được gọi là hạn chế tín dụng. Hạn chế tín dụng là biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng mà tổ chức tín dụng bắt buộc phải thực hiện Mức cho vay tối đa đối với các đối tượng khách hàng khác nhau được giới.

Khoản 16 Điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 nêu rõ:

“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, trong đó tổ chức tín dụng giao kết hoặc cam kết với khách hàng về một mục đích xác định trong một khung thời gian cụ thể theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.”

>> Xem thêm: Tín dụng là gì? Bật mí toàn bộ thông tin về tín dụng

han-che-tin-dung

Hạn chế tín dụng là gì?

Hạn chế tín dụng áp dụng trong những trường hợp nào? 

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung 2017 điều 127 quy định như sau về các trường hợp tổ chức tín dụng bị hạn chế tín dụng:

Thứ nhất, không được cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi, cấp tín dụng không có bảo đảm cho những đối tượng sau đây:

  • Thanh tra tại tổ chức tín dụng, kiểm toán viên, tổ chức kiểm toán, thanh tra viên đang kiểm toán;
  • Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức vụ tương đương trong quỹ tín dụng nhân dân; cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng, cổ đông lớn (sở hữu trực – gián tiếp từ 5% vốn CP có quyền biểu quyết trở lên);
  • Doanh nghiệp có một trong những đối tượng thuộc quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng về “Những trường hợp không được cấp tín dụng” Điều 126 khoản 1 sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
  • Người xét duyệt, thẩm định cấp tín dụng;
  • Các công ty liên kết, công ty con của doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát hoặc chính tổ chức tín dụng;

Thứ hai, nếu muốn cấp tín dụng đối với những đối tượng thuộc trường hợp thứ nhất nêu trên phải được Hội đồng thành viên hoặc chính Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng đồng thuận thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng; 

Thứ ba, tổng dư nợ cấp tín dụng quy định trong trường hợp thứ hai nêu trên bao gồm tổng mức mua, đầu tư trái phiếu của kiểm toán viên, tổ chức kiểm toán, thanh tra viên, cổ đông sáng lập, cổ đông lớn; doanh nghiệp có một trong các đối tượng thuộc quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

Thứ tư, tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại trường hợp thứ 3 kể trên  bao gồm tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các công ty con, doanh nghiệp liên kết hoặc doanh nghiệp mà các tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát phát hành. 

cac-truong-hop-ap-dung-han-che-tin-dung

Hạn chế tín dụng: Các trường hợp áp dụng hạn chế tín dụng

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG CÓ CÁC HẠN CHẾ GÌ?

Có những hạn chế tín dụng về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng như sau: 

Những trường hợp không được cho vay

  1. Theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 tại điều 19 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì các tổ chức tín dụng không được phép cho vay các đối tượng sau:

a) Thành viên Ban kiểm sát, Hội đồng quản trị, (tổng) giám đốc và phó (tổng) giám đốc của tổ chức tín dụng;

b) Cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ thẩm định, xem xét cho vay của tổ chức tín dụng đó

c) Người thân như bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Ban kiểm sát, Hội đồng quản trị, (tổng) giám đốc và phó (tổng) giám đốc của tổ chức tín dụng;

  1. Các quy định tại Khoản 1 Điều này không có hiệu lực đối với các tổ chức tín dụng hợp tác.
  2. Điểm c Khoản 1 Điều này quy định đối với người vay là bố, mẹ, vợ, chồng, con của (tổng) Giám đốc, Phó (tổng) giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng do tổ chức tín dụng xem xét quyết định”. 

Quy định này nhằm đảm bảo rằng các tổ chức tín dụng đối xử công bằng với tất cả các khách hàng khi tham gia hoạt động cho vay và tránh sự ưu ái với những đối tượng trên và ngăn chặn những đối tượng có ý định lợi dụng chức vụ quyền hạn nhằm trục lợi từ các hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. 

cac-truong-hop-khong-duoc-vay

Các trường hợp bị hạn chế tín dụng không được vay

Hạn chế cho vay

Theo quy định tại Điều 20 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, các đối tượng sau đây không được vay tín chấp, vay có điều kiện ưu đãi về lãi suất, vay không có đảm bảo.

  • Kiểm toán, tổ chức kiểm toán có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay;
  • Các cổ đông lớn, cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng;
  • Doanh nghiệp có đối tượng thuộc các quy định tại Khoản 1 Điều 77 của Luật các tổ chức tín dụng sở hữu vốn điều lệ trên 10%.  

>> Xem thêm: Kinh doanh gì năm 2023 với số vốn nhỏ nhưng lợi nhuận lớn

>> Xem thêm: Chuyển đổi số là gì? “Tất tần tật” về chuyển đổi số

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỊ TỪ CHỐI CẤP TÍN DỤNG

Trong các trường hợp sau đây, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng (bao gồm cả việc mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) theo quy định tại Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung 2017:

  • Thứ nhất, không được cấp tín dụng cho cá nhân hoặc tổ chức là thành viên của HĐQT, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, (tổng) Giám đốc, Phó (tổng) giám đốc và các chức vụ tương đương trong tổ chức tín dụng, pháp nhận là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên trong ban Hội đồng quản trị, ban kiểm sát; pháp nhân là thành viên góp vốn; chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là Cty TNHH.
  • Thứ hai, không được cấp tín dụng cho người thân như ba, mẹ, vợ, chồng hoặc con của thành viên của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, (tổng) Giám đốc, Phó (tổng) giám đốc và các chức vụ tương đương trong tổ chức tín dụng;
  • Thứ ba, không được cấp tín dụng và không được đảm bảo dưới bất kỳ hình thức nào để các tổ chức cho vay khác cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên sự bảo đảm của đối tượng trong hai trường hợp kể trên;
  • Thứ tư, không cấp tín dụng cho các doanh nghiệp chứng khoán mà tổ chức tín dụng có thẩm quyền;
  • Thứ năm, cổ phiếu của tổ chức tín dụng hoặc công ty con không được dùng làm tài sản bảo đảm cho việc cấp tín dụng. Luật trước đây đã cấm ngân hàng thương mại cổ phần cung cấp tín dụng cho công ty kiều hối trực thuộc vào năm 2003;
  • Thứ sáu, không cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức dùng để góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tài chính.

Các quỹ tín dụng nhân dân và thẻ tín dụng cá nhân được miễn trừ các hạn chế tín dụng nêu trên đối với việc cấp tín dụng thứ nhất và thứ hai.

Pháp luật nghiêm cấm các tổ chức tín dụng cho vay đối với 6 nhu cầu vốn sau đây:

  • Thứ nhất, tham gia vào các hoạt động đầu tư thương mại trong các lĩnh vực, ngành nghề mà các hành vi đó là bất hợp pháp theo quy định của pháp luật;
  • Thứ hai, để trang trải các khoản chi tiêu và các yêu cầu tài chính của các giao dịch và hành vi bất hợp pháp;
  • Thứ ba, để mua sản phẩm, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật không cho phép;
  • Thứ tư, để mua vàng miếng;
  • Thứ năm, để trả nợ các khoản vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp thanh toán tiền lãi phát sinh trong quá trình thi công công trình mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của luật pháp.
    • Trong trường hợp khách hàng có khoản vay tại tổ chức tín dụng khác có nhiều kỳ hạn trả nợ, trong đó có kỳ hạn trả nợ cơ cấu lại thời hạn trả thì tổ chức tín dụng cũng không được cho vay.
    • Trong trường hợp cho vay cầm cố tiền gửi tiết kiệm để trả nợ khoản vay đến hạn tại chính tổ chức tín dụng đó cũng không được phép. 
    • Tuy nhiên, tổ chức tín dụng vẫn được xem xét, quyết định cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn trả nợ cho người dân và tổ chức khác nếu đó không phải là tổ chức tín dụng.
  • Thứ sáu, để trả nợ các khoản vay nước ngoài và khoản vay tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn thì khoản vay cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
    • Là khoản vay với mục đích thương mại;
    • Thời hạn cho vay không dài hơn thời hạn còn lại của khoản vay trước;
    • Khoản vay chưa cơ cấu lại thời gian trả nợ
6-truong-hop-khong-duoc-vay-von

Hạn chế tín dụng: 6 trường hợp không được vay vốn

Smartland đã chia sẻ toàn bộ thông tin về hạn chế tín dụng. Hy vọng bài viết hữu ích cho khách hàng trong việc đầu tư và kinh doanh. Để biết thêm thông tin chi tiết về hạn chế tín dụng vui lòng liên hệ: 

  • Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
  • Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
  • Hotline: 0916 25 78 25

Chia sẻ:

Các câu hỏi thường gặp

  • Giới hạn đối tượng khách hàng không được vay hoặc không được vay với các ưu đãi và giới hạn mức cho vay tối đa tùy thuộc vào đối tượng khách hàng được gọi là hạn chế tín dụng.

  • Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung 2017 và Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN quy định như sau về các trường hợp tổ chức tín dụng bị hạn chế tín dụng.

  • Khoản 16 Điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 nêu rõ:

    “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, trong đó tổ chức tín dụng giao kết hoặc cam kết với khách hàng về một mục đích xác định trong một khung thời gian cụ thể theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.”

Rate this post