Số điện thoại

Kỳ tích sông Hán liệu có lặp lại ở sông Sài Gòn? Vì sao?

Chia sẻ

Sông Sài Gòn – nhìn nhận – đánh giá khách quan khi so sánh với Kỳ tích sông Hán, về giai đoạn phát triển phồn thịnh của Thành Phố Seoul Hàn Quốc dọc hai bên bờ sông từng làm cả thế giới nể phục.

  • Nếu Trung Quốc từng hãnh diện về danh hiệu “kỳ tích sông Hoàng Phố” – Tâm điểm của “kỷ nguyên châu Á” năm 1990 trong thế kỷ 21 khi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
  • Nếu Hàn Quốc vang danh năm châu với “kỳ tích Sông Hán” từ năm 1980, khi truyền thông quốc tế ghi nhận sự nhảy vọt đến kinh ngạc về kinh tế, xã hội – văn hoá, lối sống,…. của Thành phố Seoul.

Thì Việt Nam, từ những lợi thế nắm trong tay cùng với sông Sài Gòn hiền hòa chạy quanh Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta cũng có quyền kỳ vọng vào một bức tranh tươi sáng của “kỳ tích sông Sài Gòn” đang dần lộ diện. 
Cùng tìm hiểu điều thú vị của Sông Sài Gòn, vị thế kinh tế và quy hoạch tương lai của Thành phố Hồ Chí Minh trong bài viết dưới đây của Smartland.

Từ câu chuyện về kỳ tích sông Hán….

Sông Hán (Hán Giang) bắt nguồn từ thượng lưu núi Kim Cương (Geumgang) ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và sông Nam Hán ở thượng lưu núi Đại Đức (Daedeok), chảy qua Thủ Đô Seoul rồi đổ ra biển lớn Hoàng Hải.
Sông Hán có chiều dài 514 km, địa hình uốn lượn và chia Hàn Quốc thành hai phần Bắc Giang và Nam Giang. Nếu Bắc Giang lưu giữ những giá trị truyền thống với nhiều cung điện và đền đài thì Nam Giang mang đến cho thủ đô Seoul sức mạnh kinh tế với quận Gangnam siêu giàu có.

song han seoul han quoc

Sông Hán trên bản đồ Thành phố Seoul

Sông Hán đoạn chạy qua địa phận Seoul có bề rộng tới 1 km và có đến 25 cây cầu bắc qua sông. Con sông này cũng là hiện thắng cảnh đẹp thứ hai ở thủ đô Seoul, sau tháp Namsan. Dọc hai bên bờ sông được sử dụng làm công viên, lối đi dành cho người đi bộ và đường dành cho người đi xe đạp, đặc biệt là những kiến trúc mang tính biểu tượng của thủ đô Seoul.
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình từ thời Baejae cho đến ngày nay, sông Hán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sạch, là đầu mối giao thông đường thủy huyết mạch và là vũ khí quan trọng Thủ đô.
Kỳ tích sông Hán (hay Hán giang kỳ tích) là cụm từ dùng đề cập về tới thời kỳ công nghiệp hóa thần tốc tại Hàn Quốc trong giai đoạn giữa của thế kỷ 20 và đến đầu thế kỷ 21. Cụ thể là các thành tựu công nghệ, giáo dục và đô thị hoá đã đưa Hàn Quốc trở thành một quốc gia thịnh vượng từ đống tro tàn sau chiến tranh.

Bối cảnh ra đời

  • Thập niên 1940: Đế quốc Nhật chiếm đóng khiến kinh tế bán đảo Triều Tiên lúc bấy giờ bị sa sút nhanh chóng, quy mô thương mại lớn nhất hàng năm không vượt quá 550 tỷ won. Đến 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật đầu hàng đồng minh. Bán đảo Triều Tiên bị chia cách thành 2 miền. Lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, Miền Bắc dưới sự quản lý của Liên Xô, miền Nam thì bị Mỹ kiểm soát.
    Phía Bắc, nước cộng hòa dân chủ Nhân Dân Triều Tiên được thành lập, đối chọi với Phía Nam là nước Đại Hàn Dân Quốc. Thương mại hàng năm của Đại Hàn Dân Quốc khi ấy giảm mạnh xuống dưới 400 triệu won. Thu nhập bình quân đầu người ước tính không quá 23$.
  • Thập niên 1950: Khủng khiếp hơn, Hàn Quốc mất một phần tư tài sản quốc gia (khoảng 410 tỷ đô la) vì cuộc chiến tranh với Triều Tiên bùng nổ vào 1950-1953. Các tòa nhà và cơ sở công nghiệp của Hàn Quốc thiệt hại đến 64%. Thành phố Seoul bấy giờ gần như bị phá hủy, người giàu đều bị phá sản và nước này rơi vào một trong những nước nghèo nhất thế giới.
  • Thập niên 1960: Hàn Quốc hoàn toàn không có triển vọng phục hồi kinh tế khi 25% lao động thất nghiệp, GNP (Tổng Sản lượng Quốc dân) < 100$… Cho đến khi Park Chung-hee trở thành Tổng thống Hàn Quốc năm 1961 đã thúc đẩy kinh tế bằng việc tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn – chaebol (재벌) cùng kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (giai đoạn 1962-1966) được xem là một trong những nền móng cho sự ra đời của “Kỳ tích sông Hán”.
    Thập niên 1970 thời kỳ đỉnh cao với những bước nhảy vọt về kinh tế, xã hội, chính trị,…
    ky tich song han

Thành tựu

  • Kinh tế: Chỉ trong 10 năm, Hàn Quốc đã trả xong nợ nước ngoài bằng lượng xuất khẩu hàng hóa. Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,6%/năm trong 40 năm. Trong đó, Thành phố Seoul vươn lên trở thành trung tâm sản xuất của Hàn Quốc.
    Giai đoạn năm 1973 – 1996, tăng trưởng kinh tế đạt 11,2%/năm. Và GDP/người ở Hàn Quốc đã cao hơn cả EU vào thời điểm cuối năm 2011. Hiện nay, với việc dẫn đầu về các ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất chất bán dẫn (Samsung, LG, Hyundai, Daewoo),… Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á và thứ 11 trên thế giới. GDP bình quân đầu người năm 2018 đã vượt ngưỡng 30.000 USD/năm.
  • Xã hội: Các khu ổ chuột biến mất, các khu căn hộ, tòa nhà cao tầng đồng loạt mọc lên. Những cây cầu lớn cũng được bắt qua sông Hán để kết nối Nam – bắc Seoul. Sự ra đời của hệ thống tàu điện ngầm mới số 1, 2, 4 được hoàn thiện và lần lượt mở vào năm 1974, 1984 và 1985 đi khắp trung tâm Seoul. Ngoài ra còn có đường cao tốc dọc theo bờ sông để nối sân bay Gimpo, trung tâm thành phố và sân vận động Olympic.
    ky tich song han

Chìa khóa thành công

  • Văn hóa ppalli ppalli – một biểu tượng cho tính cách dân tộc Hàn Quốc, luôn đoàn kết, nỗ lực để đuổi kịp các nước khác trên thế giới. Cam chịu những chính sách thắt lưng buộc bụng hà khắc trong thời gian dài để tạo nên “Kỳ tích sông Hán” cũng như sự ra đời của hàng loạt tập đoàn đa quốc gia lớn như Samsung, Hyundai, LG,…
  • Sự lãnh đạo của Tổng thống Park Chung Hee: Ngay từ khi nhậm chức, ông đã một mực thực thi chủ trương “Trước là công nghiệp hóa, sau là dân chủ hóa” bất chấp việc bị chỉ trích là chính phủ độc tài. Các chính sách nổi bật của ông lúc bấy giờ như: Đầu tư mạnh vào giáo dục, khai thác hiệu quả nguồn vốn vay, khoản viện trợ vào cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ và gắn kết nhà nước với các tập đoàn chaebol (tập đoàn tư nhân),… Kết quả là sau thế chiến thứ 2, cả 2 mục tiêu này đều đã hoàn thành.

Sự chuyển mình thần kỳ của Hàn Quốc được Ngân hàng Thế giới gọi là “Kỳ tích Đông Á” (The East Asia Miracle). Đánh dấu một chặng đường lịch sử quan trọng của Đại Hàn Dân Quốc ngay cả khi có nhiều biến động sâu sắc về chính trị, xã hội. Có thể nói, những thành tựu và hạn chế mà “Kỳ tích Sông Hán” đã để lại là bài học kinh nghiệm quý báu trong phát triển kinh tế cho nhiều nước trên thế giới, nhất là Việt Nam bởi 2 quốc gia có khá nhiều điểm tương đồng về lịch sử, địa thế.

song han o han quoc

Thực tế Sông Hán ở Seoul (Hàn Quốc)

….cho đến sông Sài Gòn

Những điểm tương đồng của Việt Nam và Hàn Quốc:

  • Đều trải qua thời kỳ thuộc địa, chiến tranh và tái xây dựng trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn (GDP trên đầu người Hàn Quốc 1960 là $155/người/năm còn GDP trên đầu người Việt Nam năm 1981 là $251/người/năm). 
  • Đều xuất phát từ đất nước nông nghiệp và định hướng phát triển kinh tế các ngành công nghiệp.
  • Phụ thuộc vào các nguồn vốn vay và vốn đầu tư từ nước ngoài.

Tuy nhiên, với một số điểm khác biệt về nền tảng xã hội, kinh tế, con người,… nên sự điều chỉnh khi áp dụng vào Kinh tế Việt Nam luôn là cần thiết. Và từ việc phân tích quá trình phát triển của kỳ tích sông Hán trên, những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào Việt Nam như sau:

  • Về giáo dục, Việt Nam nên thực hiện một hệ thống giáo dục gắn kết kỹ năng để phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Nên cân bằng nguồn cung và nhu cầu lực lượng lao động.
  • Quá trình tuyển dụng nhân sự nhà nước phải dựa trên các tiêu chí rõ ràng. Tạo kiện tối đa cho những nhân lực tài năng tham gia xây dựng các chiến lược quốc gia. 
  • Tận dụng nguồn hỗ trợ nước ngoài. Phân phối vốn theo khu vực kinh tế, quản lý và giám sát chặt chẽ.
  • Tạo cơ hội phát triển cho những tập đoàn kinh tế quốc doanh dựa vào những ưu đãi từ Chính phủ. Nên tái cơ cấu và loại bỏ những mắt xích yếu kém thông qua mua bán và sáp nhập các tập đoàn này.
ky tich song sai gon

Bản đồ địa lý sông Sài Gòn

Những ưu điểm vượt trội của Việt Nam, của sông Sài Gòn

Hàn Quốc có hơn 70% diện tích là sỏi đá, đất canh tác ít, tài nguyên khoáng sản rất hạn chế, chỉ có than và đá vôi. Nên nếu nói về tiềm năng tự nhiên thì TP. HCM vượt trội hơn cả để trở thành một “kỳ tích” sông Sài Gòn:

  • Vị thế sông Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung rất thuận lợi cho giao thương nội vùng và quốc tế.
  • Phương tiện giao thông phát triển với đa dạng loại hình như: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có thể bay đến hơn 120 quốc gia. Đường thuỷ từ sông Sài Gòn thông thẳng ra biển Đông, giáp với Trung Quốc và sang Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines rất thuận tiện. Đường bộ qua cửa khẩu Mộc Bài nối với các nước Đông Nam Á và dải thành phố ven biển miền Trung, cũng như Tây Nguyên. 
  • Nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng.
  • Ổn định về địa chất và khí hậu tốt như TP. HCM, chưa từng có động đất, bão quét, hạn hán thiếu nước, mưa nắng hai mùa rõ rệt. 
  • Luôn mở cửa chào đón bạn bè năm châu, không kỳ thị tôn giáo, sắc tộc,.. Con người thân thiện, cởi mở.

Định hướng phát triển

Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới chú trọng vào:

  • Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ khoa học – công nghệ, sáng tạo và tăng năng suất lao động. 
  • Triển khai Đề án phát triển TPHCM trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế theo hướng khuyến khích sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, phần mềm, sản phẩm số,..
  • Xây dựng trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất cả nước, tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
  • Phát huy tối đa các lợi thế sẵn có và đầu tư bổ sung cho Khu đô thị sáng tạo phía Đông Thành phố – thành phố Thủ Đức.
song-sai-gon

Thực tế sông Sài Gòn

Xem thêm: Du thuyền trên sông Sài Gòn – Thú chơi mới của giới siêu giàu
Xem thêm: Bùng nổ bất động sản trên sông Sài Gòn

Và về khía cạnh sông Sài Gòn, với chiều dài khoảng 80km uốn lượn qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh cùng với 2 bên bờ rộng từ 225-375m. Đây được xem là kích thước lý tưởng để hình thành nên một không gian cảnh quan tuyệt mỹ. Con sông này nằm trong đồ án Quy hoạch Thành Phố cũng được giao chức năng phục vụ phát triển kinh tế với hai bờ là khu công viên cảnh quan, bến du thuyền, khu đô thị,…

Kết luận về kỳ tích sông Sài Gòn

Từ những kinh nghiệm học hỏi từ bạn bè quốc tế, tận dụng những ưu điểm vượt trội của Việt Nam và đặc biệt là những nỗ lực hết mình của lãnh đạo Thành phố, Smartland đánh giá rằng việc kỳ vọng vào kỳ tích sông Sài Gòn sẽ xảy ra vào tương lai là hoàn toàn có cơ sở.

Thông tin chi tiết về kỳ tích sông Sài Gòn xin liên hệ

  • Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
  • Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
  • Hotline: 0916 25 78 25

Chia sẻ:

5/5 - (1 bình chọn)