Số điện thoại

Lịch sử nhà máy đóng tàu ba son trước và sau khi di dời

Chia sẻ

Nhà máy đóng tàu Ba Son đi vào lịch sử của Sài Gòn xưa như một địa điểm huyền thoại, là khởi nguyên cho sự phát triển công nghiệp sản xuất, cái nôi của giai cấp công nhân và là bước đệm quan trọng cho mọi thành công của cuộc kháng chiến sau này.
Cùng tìm hiểu lịch sử nhà máy đóng tàu Ba Son. Lý giải vì sao lại được di dời? Và định hướng phát triển của Thành phố tại quỹ đất vàng Ba Son trong thời gian tới trong bài viết dưới đây của Smartland.

Quá trình hình thành nhà máy đóng tàu Ba Son?

Xưởng Ba Son (nhà máy đóng tàu Ba Son) nguyên là thủy xưởng nằm trên ngã ba sông, tiếp giáp giữa sông Sài Gòn và rạch Thị Nghè. Xưởng có diện tích 26 hecta, có đường ven sông 2000m, trong đó có 6 cầu cảng tổng cộng 750m. Đến 1861, dưới thời Pháp, chính quyền Pháp mới bắt đầu cho xây dựng một ụ nhỏ cùng lán trại tại thủy xưởng. Mục đích là để sửa chữa thuyền chiến, phục vụ cho công cuộc xâm chiếm nước ta.
Tháng 4 năm 1863, Chính phủ Pháp chính thức tổ chức, xây dựng và điều hành Nhà máy đóng tàu Ba Son. Nhà máy đóng tàu ba Son lúc bấy giờ được mở rộng quy hoạch, với hơn 200 kỹ sư và gần 2.000 công nhân lành nghề. Cụ thể:

  • Hơn 100.000 m2 kho, xưởng sản xuất và phòng làm việc. 
  • Hơn 13.000 m2 ụ, triền. Có 02 Ụ chìm: Ụ lớn 10.000 tấn, U nhỏ hơn 2.000 tấn.
  • Một cây số cầu tàu, hơn 4 km đường nhựa.
  • 02 Đốc nổi có sức nâng 2000 và 8.500 tấn, một triền nề dài hơn 120 m.
nha may dong tau ba son

Thủy xưởng từ thuở sơ khai

Qua 2 cuộc kháng chiến

Suốt một thế kỷ bị kiểm soát, khủng bố, chịu nhiều mất mát hy sinh, tầng lớp công nhân Ba Son đã manh nha phát triển thành một tổ chức đoàn kết, luôn mang tinh thần đấu tranh cách mạng, vì mục tiêu giải phóng dân tộc, độc lập, tự do cho Tổ quốc. Cùng với công nhân và nhân dân Gia Định bấy giờ, công nhân Ba Son bằng nhiều hành động cụ thể (như thoát ly ra vùng căn cứ cách mạng, tháo dỡ thiết bị, máy móc, dụng cụ tham gia các công binh xưởng sản xuất vũ khí tại các căn cứ ngoại ô Sài Gòn – Gia Định,…) đã làm dấy lên phong trào, nhiều cuộc đấu tranh đình công mạnh mẽ như: 

  • Cuộc đình công các năm 1912, 1925, 1936, 1939.
  • Cuộc nổi dậy 1945.
  • Trong số đó, cuộc đình công ngày 4/8/1925 là tiêu biểu nhất. Đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân Việt Nam, thể hiện tinh thần quốc tế cộng sản cao cả khi đã giam chân chiến hạm Michelet và các chiến hạm khác của Pháp. Cùng với đó là phá sản ý đồ đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Quảng Châu – Trung Quốc.

Trong chặng đường đầy thử thách của 2 cuộc kháng chiến ấy, nhiều thế hệ công nhân tại nhà máy đóng tàu Ba Son đã ngã xuống và hàng trăm công nhân đã trở thành những cán bộ ưu tú của Đảng, Nhà nước, Quân đội như: Lý Chính Thắng, Đào Sơn Tây, Lê Văn Lương, Ngô Văn Năm, Nguyễn Đình Chính, Nguyễn Văn Nghi, Đoàn Văn Bơ, Võ Thành Công… Trong số đó, tiêu biểu là Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Tên của ông cũng đã được đặt tên tại tuyến đường chạy dọc bờ sông Sài Gòn và kết nối đến khu di tích Ba Son ngày nay.
nha may dong tau ba son xua

Sau giải phóng

Từ sau giải phóng đất nước 30/4/1975, bằng những kinh nghiệm học được dưới thời Pháp và không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề, cán bộ công nhân nhà máy đóng tàu Ba Son đã luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được như:

  • Sửa chữa và đóng mới tàu cùng các phương tiện nổi cho quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển. 
  • Đóng và sửa chữa các loại tàu vận tải biển đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong nước (các công ty vận tải, dầu khí Việt Nam) và ngoài nước như: Nga, Ucraina, Đan Mạch, Thụy sĩ, Tây Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia… 

Nhà máy đóng tàu Ba Son trên đà phát triển hưng thịnh và đã sửa chữa hàng trăm lượt tàu quốc tế. Có những loại tàu lên đến 30.000 tấn và sửa chữa ngoài khơi các loại tàu hơn 150.000 tấn thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước.
 1/1/1978, dưới sự quản lý của Bộ Quốc Phòng Việt Nam, cái tên xí nghiệp Ba Sơn ra đời, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và đến nay là Tổng công ty Ba Son. Lĩnh vực hoạt động của công ty cũng được mở rộng thêm nhiều ngành mới như tái chế phế liệu kim loại, khai thác cát, kinh doanh bất động sản,máy móc, chế biến gỗ, kho bãi và vận tải hàng hóa,…
Có thể thấy, nhà máy đóng tàu Ba Son có lịch sử lâu đời gắn với cuộc đấu tranh cách mạng vẻ vang của dân tộc ta. Là dấu tích cổ còn lại của một công trường thủ công lớn  và là một trong những cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam, tổ chức Công hội đỏ và ngày nay là tổ chức Công đoàn.
nha may dong tau ba son ngay nay

Xem thêm: “Tất tần tật” giá trị lịch sử của Cảng Ba Son Sài Gòn

Vì sao nhà máy đóng tàu Ba Son bị di dời?

Nhà máy đóng tàu Ba Son hay khu cảng Ba Son ngày nay nói chung có ý nghĩa quan trọng với Sài Gòn. Không chỉ mang đậm giá trị lịch sử mà một thời còn là “đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển hưng thịnh của Thành phố.
Tuy nhiên vì vị trí nằm sâu trong nội thành nên thường xuyên gây ra tình trạng ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường do khói bụi từ xưởng cơ khí,… Nói cách khác, trong bối cảnh ngày nay, sứ mệnh của một xưởng đóng tàu ngay giữa trung tâm kinh tế hàng đầu đất nước đã không còn phù hợp. Cần thay đổi quy hoạch để đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong khu vực như cầu Thủ Thiêm 2, tuyến metro số 1 (đoạn đi ngầm từ ga Nhà hát TP đến ga Ba Son).
Theo đó,  UBND TP cũng đã phê duyệt xây dựng khu trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son tại khu chức năng số 3 của lõi trung tâm. Định hướng sẽ trở thành trung tâm phức hợp cao tầng tập trung, đồng bộ về tiện ích xã hội kỹ thuật, phát triển thương mại.

Xây dựng khu đô thị phức hợp Sài Gòn – Ba Son.

Nằm trong quy hoạch lõi trung tâm thành phố, nhà máy đóng tàu Ba Son được di dời để xây dựng khu trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son.
Với quy mô 25,29 ha, phía Đông – Đông Nam giáp sông Sài Gòn, phía Tây Nam giáp đường Tôn Đức Thắng, cầu Thủ Thiêm 2, phía Tây -Tây Bắc giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh, phía Bắc giáp rạch Thị Nghè. Đây là khu đô thị mới đa chức năng bao gồm:

  • Công trình công cộng. 
  • Công viên cây xanh (47.602 m2) được bố trí dọc bờ sông Sài Gòn với 2 trục cây xanh lớn hướng từ phía sông Sài Gòn vào phía đường Nguyễn Hữu Cảnh.
  • Khu nhà ở. Bao gồm nhóm nhà biệt thự (diện tích đất là 16.988 m2) gồm 63 căn, cao 3-4 tầng, khu hỗn hợp (51.867 m2) cao 2- 50 tầng.
  • Khu phức hợp quy mô 142.625 m2 (bao gồm nhóm nhà biệt thự, căn hộ chung cư, thương mại dịch vụ và văn phòng dịch vụ.).
  • Khu thương mại – dịch vụ – văn phòng tổng 110.295 m2 bao gồm đất văn phòng làm việc (tòa văn phòng 60 tầng), khách sạn (11.053 m2).
  • Khu văn hóa, giải trí.
  • Hệ thống giao thông (gồm đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh và đất đường ven sông), đất nhà ga metro,…
  • Hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm 14 tuyến đường, dài hơn 4km với gần 70.000 m2). Nổi bật là nhà ga metro Ba Son (tuyến metro số 1) ở khu vực công viên đầu cầu Thủ Thiêm 2.
  • Khu văn hóa – bảo tồn (6.001 m2).

Quy mô dân số 10.695 người và bố cục toàn khu là công trình cao tầng dọc đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh, rạch Thị Nghè được bố trí thấp dần tạo không gian mở về phía bờ sông Sài Gòn. Hành lang bảo vệ bờ sông Sài Gòn tối thiểu 50m và 20m đối với rạch Thị Nghè. Đảm bảo phù hợp với quy hoạch thủy lợi chống ngập úng của thành phố.
*Tiến độ:

  •  Vingroup đã quy hoạch khu phức hợp Sài Gòn – Ba Son ở giai đoạn 1 với diện tích hơn 10ha cho dự án căn hộ – biệt thự Vinhome Golden River. 
  • Giai đoạn 2 do Masterise Homes làm chủ đầu tư với dự án Grand Marina Saigon Quận 1. Bao gồm 8 tòa tháp căn hộ và tòa văn phòng 60 tầng hiện đang thi công. Dự kiến quy hoạch toàn khu sẽ hoàn thành trong năm 2024.

nha may dong tau ba son

Xem thêm: Thông tin tổng quan, giá bán của dự án căn hộ hàng hiệu Grand Marina Bason

Khu văn hóa bảo tồn.

Với diện tích hơn 6000m2, địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại nhà máy đóng tàu Ba Son và các tài sản gắn liền đã được công nhận là di tích lịch sử và tiến hành tu bổ, bảo tồn.
Khu đất này nằm tại địa chỉ số 2 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1. Khi tu bổ phải đảm bảo sự hài hòa không gian, phù hợp với kiến trúc cảnh quan của khu vực.
*Tiến độ : Đã hoàn thành.

Nhà máy đóng tàu Bason mới ở đâu?

Ngày 29/5/2015, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đã phê duyệt Dự án Di chuyển và đầu tư xây dựng Nhà máy Đóng tàu Ba Son mới tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I. Địa chỉ tại Thị xã Phú Mỹ, Huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Sau hơn 5 năm triển khai thi công, nhà máy mới đã được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị kỹ thuật hiện đại và đi vào hoạt động ổn định:

  • Cầu tàu số 2 (dài 280m, rộng 40m) có thể neo đậu tàu đến 150.000 tấn.
  • Cầu tàu số 3 (dài 130m, rộng 14m) có thể neo đậu tàu đến 3.000 tấn.
  • Sàn nâng (dài 142m, rộng 22m) có thể nâng hạ tàu có trọng tải đến 4.500 tấn
  • Công trình kết nối ra đốc nổi 8.500 tấn và hệ thống kè bảo vệ bờ có tổng chiều dài 730m.
  • Còn lại là các khu xưởng (gia công vỏ tàu,các xưởng phun sơn, vũ khí – điện tử, trang trí…) Và các khu nhà điều hành 9 tầng, nhà công vụ, nhà ăn, …

Nhà máy Đóng tàu Ba Son mới có năng lực:

  • Đóng mới các tàu mặt nước (cho Hải quân, Cảnh Sát biển, Kiểm ngư), tàu bổ trợ, tàu chuyên dụng, tàu vận tải quân sự,… đến 10.000 DWT có độ giãn nước đến 4.500 tấn.
  • Sửa chữa tàu quân sự các loại đến 10.000 DWT, công suất 25 -30 chiếc/năm.
  • Sửa chữa tàu vận tải đến 150.000 DWT, công suất 50 – 60 chiếc/năm.
nha may dong tau ba son

Nhà máy đóng tàu Ba Son mới ở Phú Mỹ

nha may dong tau ba son moi
Nhà máy đóng tàu Ba Son được di dời khỏi Thành phố đã giảm áp lực giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội tại Quận 1, Quận 4 và khu lõi trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
Hotline: 0937837888

Chia sẻ:

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan