Số điện thoại

Những công trình trọng điểm tại Thủ Thiêm đang triển khai

Chia sẻ

Những công trình trọng điểm tại Thủ Thiêm bao gồm cầu Thủ Thiêm 2, Cầu thủ Thiêm 3, Cầu Thủ Thiêm 4, Cầu đi bộ,..
Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm ở phía Đông TP.HCM với tổng diện tích 657 ha, được quy hoạch là một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp nhất của thành phố, của khu vực và có vị trí quốc tế. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những công trình trọng điểm tại Thủ Thiêm – yếu tố quyết định tiềm năng tăng giá của các dự án trong tương lai.
Xem thêm:

Các công trình trọng điểm ở Thủ Thiêm

Theo kế hoạch quy hoạch tổng thể thì sẽ có 16 công trình trọng điểm tại Thủ Thiêm. Các công trình nổi bật này sẽ được phân bổ đều trên toàn bộ khu đô thị Thủ Thiêm với mục đích phục vụ tốt nhất cuộc sống của cư dân, bên cạnh đó cũng nâng cao giá trị bất động sản cho các dự án trong khu vực.

Những công trình trọng điểm tại Thủ Thiêm

Những công trình trọng điểm tại Thủ Thiêm

1. Bảo tàng Thủ Thiêm

Bảo tàng Thủ Thiêm sở hữu vị trí ưu thế tại giao điểm của hai khu vực sông nước, nằm trải dài theo tuyến kênh số 1 và hướng về mặt tiền sông Sài Gòn và sẽ rất nổi bật khi được chiêm ngưỡng qua dòng sông. Bảo tàng này sẽ có sức hút lớn dành cho các hoạt động và du khách khi nằm gần bên trung tâm hội nghị quốc tế. Để gia tăng các hoạt động tại công viên dọc bờ sống, một bến đỗ taxi thủy đã được đề nghị tại lối vào tuyến kênh số 1 hướng về phía bảo tàng.

2. Trung tâm hội nghị triển lãm Thủ Thiêm

Trung tâm hội nghị triển lãm Thủ Thiêm nằm ngay mặt tiền bờ sông Sài Gòn và sẽ là một điểm nhấn nổi bật cho khu Thủ Thiêm. Nơi đây sẽ được thắp rực sáng vào ban đêm, sẽ là một không gian tập trung đông người và các hoạt động triển lãm của TPHCM trong tương lai. Trung tâm hội nghị triển lãm Thủ Thiêm cũng sẽ là một nơi thu hút du khách, là công trình đánh dấu “điểm neo” cuối cùng phía Bắc của khu Lõi trung tâm Thủ Thiêm

Công trình trọng điểm tại Thủ Thiêm - Trung tâm hội nghị triển lãm

Công trình trọng điểm tại Thủ Thiêm – Trung tâm hội nghị triển lãm

3. Khu phức hợp khách sạn Thủ Thiêm

Đối với sự phát triển của một khu đô thị, việc các khách sạn, khu mua sắm, ăn uống và các hoạt động thương mại là một việc hết sức quan trọng. Dự án được xây dựng ở vị trí chiến lược khi nằm đối diện trung tâm hội nghị triển lãm Thủ Thiêm. Tổ hợp công trình sẽ có bốn mặt tiền đối diện với đại lộ trung tâm và kết nối trực tiếp đến quảng trường trung tâm. Bên cạnh đó, không gian bán lẻ rộng lớn dưới tầng hầm kết nối chặt chẽ và dẫn tới nhà ga tàu điện ngầm trung tâm nằm phía nam lõi trung tâm. Đây là khu vực có giá trị kinh tế cao và thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của Thủ Thiêm.

4. Nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm

Đây là công trình được đề xuất nằm ngay cạnh điểm đáp của cầu Thủ Thiêm 2 và nằm ngay mặt tiền sông Sài Gòn. Nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm được kỳ vọng sẽ trở thành một biểu tượng văn hóa mới của Thủ Thiêm. Khu vườn hoạt động nghệ thuật ngoài trời sống động phía trước mặt tiền nhà hát giao hưởng sẽ góp phần vào cảnh quan của khu quảng trường trung tâm.

Công trình trọng điểm tại Thủ Thiêm - Nhà hát giao hưởng

Công trình trọng điểm tại Thủ Thiêm – Nhà hát giao hưởng

5.Trung tâm thông tin quy hoạch

Trung tâm thông tin quy hoạch được bố trí tại một vị trí hết sức quan trọng khi nằm ngay ở vị trí góc Quảng trường Trung tâm được mở rộng ra phía bờ sông Sài Gòn và Nhà hát giao hưởng. Nhờ vào vị thế này, trung tâm thông tin quy hoạch sẽ dễ dàng được nhìn thấy và tiếp cận bởi tất cả các du khách khi đến Thủ Thiêm

6. Khu phức hợp đài quan sát Thủ Thiêm

Đây là công trình giữ vai trò như một điểm trung tâm của toàn bộ khu Lõi trung tâm khi toạ lạc tại vị trí giao nhau của Đại lộ Đông Tây và Đại lộ Hàm Nghi, khu phức hợp đài quan sát đa chức năng Empire City Tower 88 tầng trong tương lai sẽ trở thành công trình cao nhất tại Việt Nam, trở thành một công trình mang tính biểu tượng và sở hữu góc nhìn 360 độ cực kỳ hấp hẫn.

Công trình trọng điểm tại Thủ Thiêm - Khu phức hợp đài quan sát

Công trình trọng điểm tại Thủ Thiêm – Khu phức hợp đài quan sát

7. Nhà thi đấu đa năng Thủ Thiêm

Đây là một phần của khi liên hợp thể thao rộng lớn và nằm ở phía nam của khu phức hợp đài quan sát. Khu liên hợp thể thao là khu chuyển tiếp giữa hai khu vực đô thị hóa cao tại Khu lõi trung tâm và khu vực bảo tổn ngập nước và rừng đước ở vùng châu thổ phía Nam. Nhà thi đấu đa năng có sức chứa khoảng từ 10.000 đến 15.000 chỗ, dành cho các hoạt động và sự kiện thể thao trong nhà

8. Sân vận động Thủ Thiêm

Đây cũng là một phần của khu liên hợp thể thao, sẽ trở thành một công trình biểu tượng dọc theo bờ sông Sài Gòn. Sân vận động Thủ Thiêm sẽ là nơi tổ chức các hoạt động thể dục thể thao và sự kiện quy mô lớn. “Công viên thể thao” sôi động với các sân thể thao dành cho bóng đá, cầu lông, bóng chuyền và hàng loạt các môn thể thao ngoài trời khác sẽ được bố trí ở vị trí xung quanh.

9. Cung thiếu nhi Thủ Thiêm

Cung thiếu nhi Thủ Thiêm giữ vai trò như trái tim biểu tượng của toàn khu đô thị mới Thủ Thiêm, đây là trung tâm của sự phát triển hướng đến thế hệ trẻ “tương lai” của Việt Nam.

10. Cơ quan hành chính đô thị Thủ Thiêm

Cơ quan hành chính đô thị Thủ Thiêm được bố trí ngay góc giao lộ giữa Đại lộ vòng cung và đường Bắc Nam, cùng với Nhà ga tàu điện ngầm gần bên sẽ giúp cư dân và du khách đễ dàng tiếp cận.

11. Bệnh viện quốc tế Thủ Thiêm

Bệnh viện quốc tế Thủ Thiêm được bố trí vô cùng thuận lợi về mặt giao thông để đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng cho các trường hợp khẩn cấp và có nhiều không gian mở rộng lớn thông thoáng. Bệnh viện tọa lạc ngay dọc đại lộ Đông Tây, có ba mặt tiếp giáp không gian mở và có thể tiếp cận với rất nhiều lối vào.

12. Khu phức hợp bến du thuyền Thủ Thiêm

Khu phức hợp bến du thuyền Thủ Thiêm nằm tại góc cùng phía Đông Nam của Thủ Thiêm tại vị trí uốn cong dễ dàng nhận diện của dòng sông Sài Gòn. Nơi đây sẽ là điểm đến trung tâm của cộng đồng cư dân có sử dụng du thuyền, chính vì vậy cũng là nơi quy tụ một số hoạt động kinh doanh thương mại – gian hàng ngoài trời, cửa hàng, nhà hàng – phục vụ cho cộng đồng cư dân của khu thấp tầng gần bên cạnh.

Khu phức hợp bến du thuyền Thủ Thiêm

Khu phức hợp bến du thuyền Thủ Thiêm

13. Khách sạn nghỉ dưỡng đô thị

Đây sẽ là một công trình được bố trí trên một hòn đảo nhỏ nằm tại nơi hợp lưu của các dòng kênh phía đông khu vực Thủ Thiêm. Nơi này sẽ là một công trình yên tĩnh,tách biệt với sự náo nhiệt, tấp nập của đô thị với thảm thực vật dày đặc, tuyến giao thông đường thủy xung quanh, phục vụ đa dạng nhóm khách từ Việt Nam và quốc tế.

14. Khách sạn nghỉ dưỡng vùng châu thổ phía Nam

Công trình thứ 14 trong tổng số 16 công trình điểm nhấn của Thủ Thiêm là một trong ba khu vực phát triển chính tại khu vực hạn chế phát triển vùng châu thổ phía nam. Khu vực này được hình thành như là khu “bảo tồn rừng đước”. Nơi mà các dòng chảy kênh rạch tự nhiên và cảnh quan sẽ được khởi thông, chăm sóc, nâng cao giá trị và bảo tồn như một khu vực bảo tồn sinh thái cực kỳ đặc biệt. Khách sạn nghỉ dưỡng này sẽ được xây dựng theo hình thức “nhà sàn” bên trên khu vực vùng châu thổ. ¬Phải đảm bảo tính bền vững, hài hoà với môi trường thiên nhiên tại khu vực lá phổi xanh đặc biệt này trong trung tâm của thành phố hồ chí minh.

15. Công viên nước Thủ Thiêm

Công viên nước Thủ Thiêm được bố trí gần với các trụ giao lộ giao thông chính, công viên nước bao gồm: các khu vực trò chơi trượt nước, “dòng sông lười”, và các loại hình trò chơi nước khác tổ chức hài hòa với cảnh quan thiên nhiên xung quanh

16. Viện nghiên cứu Châu thổ Phía Nam

Viện nghiên cứu Châu thổ Phía Nam được bố trí tại góc yên tĩnh nhất của Thủ Thiêm. Nơi đây được dùng để nghiên cứu khám phá: hệ sinh thái của vùng châu thổ, hệ thống thực vật của rừng đước, chất lượng nước và thực nghiệm việc ươm mầm, gieo trồng và các công việc khác. Trung tâm này có thể liên kết với các trường đại học của Việt Nam hay quốc tế.

Các công trình giao thông quan trọng của khu Đông Sài Gòn

1. Công trình Hầm Thủ Thiêm

Cách trung tâm TP.HCM chỉ 300m theo đường chim bay, Thủ Thiêm trước kia chỉ là một bán đảo nằm biệt lập với những con đường nhỏ hẹp, nhà cửa cũ kỹ, hư hỏng,… đối lập hoàn toàn với sự sầm uất bên kia bờ Sài Gòn.
Nắm bắt được xu thế phát triển và lời khuyên từ các chuyên gia, TP.HCM đã quyết định xây dựng hầm Thủ Thiêm để làm nền móng cho sự phát triển của Khu Đông trong tương lai.

Các công trình trọng điểm tại Thủ Thiêm - Hầm Thủ Thiêm

Các công trình trọng điểm tại Thủ Thiêm – Hầm Thủ Thiêm


Năm 2004, hầm Thủ Thiêm chính thức được khởi công.
Đến tháng 11/2011, sau 7 năm thi công hầm Thủ Thiêm đã chính thức đưa vào hoạt động.
Được thiết kế quy mô 6 làn xe với chiều dài 1,490m. Tốc độ lưu thông đạt 60km/h, chịu được chấn động lớn khoảng 6 độ Richter và có tuổi thọ 100 năm.
Hầm Thủ Thiêm ra đời không chỉ được coi là biểu tượng của TP.HCM mà còn là tiền đề để:
Giải tỏa áp lực cho cầu Sài Gòn. Với lượng người tham gia lưu thông lớn khiến cầu Sài Gòn có nguy cơ quá tải, vì vậy hầm Thủ Thiêm như một phương án 2 để giải tỏa kẹt xe đồng thời tạo thói quen di chuyển của người dân thành phố dãn về các khu vực khác.
Rút ngắn khoảng cách di chuyển từ trung tâm TP.HCM về các Quận 2, 9 và các tỉnh Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Lâm Đồng.Tạo động lực phát triển cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

2. Tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây được triển khai xây dựng vào tháng 10/2009 với tổng chiều dài 55,7 km và tổng vốn đầu tư lên đến 20.630 tỷ đồng. Dự án do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư. Được biết, đây là tuyến đường cao tốc nối TP.HCM với tỉnh Đồng Nai, chia làm 2 giai đoạn và chính thức thông xe toàn tuyến vào tháng 2/2015.

Tuyến cao tốc Long Thành - Dầu Giây

Tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây


Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc sẽ rút ngắn đáng kể khoảng cách cũng như thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Dầu Giây chỉ còn 50km so với 70km trước đây, rút ngắn khoảng cách từ TP.HCM đi Vũng Tàu chỉ còn 95km thay vì 120km như trước đây. Không chỉ thế, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây còn là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là thị trường bất động sản tại các khu vực có tuyến cao tốc chạy qua.

3. Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

Tuyến Metro đầu tiên của TP.HCM này có chiều dài 19,7 km, bắt đầu tại chợ Bến Thành và kết thúc tại ga Bến xe Miền Đông mới thuộc khu vực Quận 9.
Sáng 13-10, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (QLĐSĐT) đã tổ chức Lễ đón đoàn tàu đầu tiên của Dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) tại khu vực depot, quận 9.

Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân tham dự Lễ đón đoàn tàu của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.

Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân tham dự Lễ đón đoàn tàu của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.


Đoàn tàu gồm ba toa, màu xanh – trắng, được thiết kế có hệ thống điều khiển chạy tàu thông qua vô tuyến, hệ thống vận hành tự động. Thân tàu làm bằng hợp kim nhôm, có thiết bị hỗ trợ người khuyết tật sử dụng. Tổng dung lượng chở khách là 930 người. Tốc độ thiết kế tối đa 110 km/giờ đoạn trên cao và 80 km/giờ đối với đoạn hầm. Các bộ phận của đoàn tàu được sản xuất, lắp ráp thành phẩm tại các nhà máy ở Nhật Bản và tiến hành thử nghiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối trước khi vận chuyển về TP Hồ Chí Minh.
Cận cảnh đoàn tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Cận cảnh đoàn tàu metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

4. Bến xe miền Đông mới

Với kinh phí đầu tư hơn 4,000 tỷ đồng, dự án bến xe miền Đông mới được coi là một quần thể bao gồm khu vực bến xe chính, trung tâm thương mại cùng nhiều khu dịch vụ tiện ích khác. Theo thiết kế, dự án Bến xe miền Đông mới sẽ được xây dựng trên diện tích 16 ha, gấp 3 lần bến xe miền Đông cũ. Đây được kỳ vọng là bến xe hiện đại và lớn nhất cả nước sau khi hoàn thành.

Bến xe miền Đông mới được khởi công xây dựng vào tháng 4.2017, diện tích hơn 16 ha. Với quy mô bến xe lớn nhất cả nước, thiết kế rộng rãi, hiện đại, bến xe miền Đông mới không khác gì một cảng hàng không quốc tế

Bến xe miền Đông mới được khởi công xây dựng vào tháng 4.2017, diện tích hơn 16 ha. Với quy mô bến xe lớn nhất cả nước, thiết kế rộng rãi, hiện đại, bến xe miền Đông mới không khác gì một cảng hàng không quốc tế


Sau khi đưa vào sử dụng, bến xe miền Đông mới sẽ đáp ứng phục vụ cho 7 triệu hành khách/năm đi các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc. Mỗi ngày có khoảng 1,200 lượt xe xuất bến với 21,000 hành khách. Các ngày lễ, tết số lượng sẽ còn cao bất ngờ. Bến xe miền Đông mới tọa lạc tại phường Long Bình, Quận 9 (TP.HCM) và Dĩ An (Bình Dương).

5. Đại lộ Phạm Văn Đồng

Đại lộ Phạm Văn Đồng có chiều dài khoảng 13,6 km và rộng từ 30 -65m, thuộc tuyến đường Vành đai số 1 kéo dài từ sân bay Tân Sơn Nhất đến ngã tư Linh Xuân, Thủ Đức. Đây là dự án đầu tiên ở Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài (Hàn Quốc) đầu tư xây dựng theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) với số vốn đầu tư 340 triệu USD.

Đại lộ Phạm Văn Đồng- 'cung đường vàng' quy tụ BĐS cao cấp

Đại lộ Phạm Văn Đồng- ‘cung đường vàng’ quy tụ BĐS cao cấp


Được thông xe vào năm 2015, Đại lộ Phạm Văn Đồng được đánh giá là một trong những tuyến đường đẹp nhất của TP.HCM, đồng thời mang lại những giá trị lớn như:
Giảm ùn tắc giao thông quanh khu vực các quận như: Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức,… Đây là những khu vực đông dân, lưu lượng xe lưu thông lớn và dễ xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm.
Mở rộng cửa ngõ tới khu Đông từ khu vực nội thành, góp phần thúc đẩy giao lưu phát triển giữa các khu vực.
Kéo dần khoảng cách giữa các quận nội thành và ngoại thành không chỉ trên lĩnh vực địa lý mà còn trên phương diện kinh tế, xã hội.Tạo tiềm năng cho những dự án bất động sản ra đời trong tương lai.
Khu Đông được định hướng sẽ trở thành khu đô thị sáng tạo của TP.HCM mang tầm vóc quốc tế. Vì vậy TP.HCM cũng như Trung Ương rất quan tâm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xã hội nhằm đảm bảo cho sự phát triển của khu vực này không gặp quá nhiều khó khăn. Cho đến nay, Khu Đông vẫn đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Chia sẻ:

Rate this post
icon tag