Số điện thoại

Những dự án hạ tầng tại khu Đông Sài Gòn năm 2021

Chia sẻ

Là cửa ngõ phía Đông thành phố, kết nối vùng “tam giác vàng” bao gồm TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, khu Đông Sài Gòn sở hữu vị trí có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế, là một trong bốn khu đô thị vệ tinh của TP.HCM với sức phát triển mạnh mẽ.
Tính đến thời điểm hiện tại, Khu Đông được xem là khu vực sở hữu nhiều dự án hạ tầng giao thông nhất thành phố, với số tiền đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng làm thay đổi bộ mặt của khu Đông Sài Gòn. Có thể kể đến hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đã và đang được triển khai tại khu Đông như: dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đại lộ Mai Chí Thọ, cầu qua đảo Kim Cương, hầm vượt 3 tầng Mỹ Thuỷ,…

KHU ĐÔNG SÀI GÒN – KHU ĐÔ THỊ THÔNG MINH

Mới đây nhất, TP.HCM cũng đang lên phương án quy hoạch khu đô thị sáng tạo thuộc quận 2, 9 và Thủ Đức thành lập “thành phố thuộc TP.HCM” với mục tiêu khu đô thị sáng tạo sẽ trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế thành phố.

Khu Đông Sài Gòn đang dần thay đổi


Theo quy hoạch tới năm 2025 của TP.HCM, phát triển thành phố theo hướng đa tâm xoay quanh khu vực trung tâm gồm những quận nội thành cũ. Khi đó, khu Đông Sài Gòn sẽ đóng vai trò trở thành một khu đô thị sáng tạo. Với hạt nhân xoay quanh khu Công nghệ cao tại Quận 9 sẽ là nơi đặt các khu công nghiệp, áp dụng công nghệ cao. Thủ Đức với khu đại học Quốc gia TP.HCM sẽ trở thành nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Và Quận 2 với khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ đóng vai trò là trung tâm tài chính mới tầm cỡ Quốc Tế.
Theo đánh giá của chuyên gia, cùng với hệ thống hạ tầng sẵn có và quy hoạch “thành phố trong thành phố” tại khu Đông nếu được thông qua sẽ tạo sức bật “lớn” cho khu vực này, tạo lực đẩy phát triển cho toàn bộ thị trường BĐS nơi đây, vốn đã rất nóng.

CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG SẮP TRIỂN KHAI TẠI KHU ĐÔNG SÀI GÒN

Nâng cấp và mở rộng những tuyến đường kết nối trực tiếp với cảng Cát Lái

Trong giai đoạn 2020 – 2022, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục triển khai nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông phía Đông như mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 4m; xây dựng đoạn tuyến kết nối từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội (bao gồm nút giao thông Bình Thái); xây dựng đường nối từ cảng Cát Lái ra đường Vành đai 2; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định lên 77m (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy); mở rộng đường Đồng Văn Cống với tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng từ ngân sách, riêng tiền giải phóng mặt bằng là hơn 850 tỷ đồng.
Chưa kể, UBND TP.HCM đang đẩy mạnh tiến độ triển khai tuyến đường Vành đai 2, hiện đang trong quá trình xây dựng khép kín đoạn từ ngã tư Bình Thái đến Phạm Văn Đồng. Như vậy, việc kết nối giao thông của các dự án dọc tuyến Phạm Văn Đồng vào đô thị Thủ Thiêm hay trung tâm thành phố sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Đông Sài Gòn

Hạ tầng giao thông khu vực Cát Lái – Đông Sài Gòn

Dự án nút giao thông Mỹ Thủy giai đoạn 2

Song song đó, dự án nút giao thông Mỹ Thủy là dự án giao thông trọng điểm của TP.HCM với tổng số vốn gần 2.400 tỷ đồng. Một khi dự án được hoàn thiện sẽ giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông, đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hàng hóa vào cảng Cát Lái và kết nối với đường Vành đai 2 từ cầu Phú Mỹ lên đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Dự án xây dựng nút giao Mỹ Thủy được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 với tổng số vốn hơn 837 tỷ đồng gồm các hạng mục cầu Kỳ Hà 3, cầu vượt trên đường vành đai 2, hầm chui rẽ trái từ vành đai 2 đi Cát Lái và các nhánh đường bờ tả và bờ hữu rạch Mỹ Thủy, cầu Kỳ Hà 3 hiện đã được hoàn thiện và thông xe vào cuối tháng 2 năm 2017.
Giai đoạn 2 sẽ được triển khai từ năm 2020 đến năm 2021, bao gồm cầu vượt trên đường vành đai 2 dài 316 mét với 4 làn xe; cầu vượt rẽ trái từ Cát Lái đi cầu Phú Mỹ dài 725 mét với 2 làn xe; cầu Mỹ Thủy 3, dài 124 mét 6 với làn xe; cầu Kỳ Hà 4 trên nhánh rẽ phải từ cầu Phú Mỹ về Cát Lái, dài 75 mét với 4 làn xe. Tổng mức đầu tư của giai đoạn 2 khoảng 1.100 tỉ đồng.

Dự án cầu Cát Lái nối quận 2 với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai)

Một công trình quan trọng được đánh giá sẽ góp phần lớn trong việc kết nối liên vùng giữa TP.HCM và các tỉnh, thành khu vực phía Đông là dự án xây dựng cầu Cát Lái, nối quận 2 của TP.HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Phối cảnh cầu Cát Lái


Bước đầu, hai địa phương đã thống nhất các phương án triển khai dự án với quyết tâm sẽ khẩn trương xây dựng nhanh công trình này. Đây được xem là “cú hích” rất quan trọng để TP.HCM thực hiện nhanh chiến lược phát triển những khu đô thi vệ tinh và quy hoạch vùng đô thị mở rộng hướng Đông. Dự án theo tính toán ban đầu có tổng vốn đầu tư gồm cả chi phí đền bù giải toả lên gần 9.000 tỷ đồng.

Dự án tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM mới đây cũng vừa có buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai để đầu tư dự án tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành, chuẩn bị kết nối TP.HCM với sân bay Long Thành trong tương lai, được thiết kế chạy vào đường trục trung tâm sân bay Long Thành.

Các cây cầu kết nối Thủ Thiêm

Cầu Thủ Thiêm 1 nối liền Quận 2 với Quận Bình Thạnh đã được đưa vào hoạt động. Cầu Thủ Thiêm 2 bắt đầu xây dựng từ đầu năm 2015 với tổng vốn đầu tư 4260 tỷ đồng, dự kiến thông xe vào năm 2021. Cầu Thủ Thiêm 2 dài gần 1,4 km với 6 làn xe được kỳ vọng là điểm nhấn kiến trúc nổi bật, góp phần giảm tải sức ép giao thông hiện đang quá tải trên cầu Sài Gòn. 

Tiến độ thi công cầu Thủ Thiêm 2


Đối với cầu Thủ Thiêm 4, tất cả các khâu chuẩn bị để khởi công dự án đã hoàn thành và đang đi vào thi công. Cầu Thủ Thiêm 4 dự kiến được xây dựng với độ dài khoảng 2.1km, được thiết kế theo kiểu cầu dây văng trong đó cây cầu chính nối từ Quận 7 đến cuối Quận 2. Cầu Thủ Thiêm 4 có 6 làn xe rộng 28m, chịu được động đất cấp độ 7 với tổng chi phí lên đến hơn 5000 tỷ đồng.
Trong khi đó, cầu Thủ Thiêm 3 và cầu đi bộ nối Thủ Thiêm với quận 1 đang nằm trong kế hoạch triển khai, lên thiết kế.

NHỮNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG ĐÃ VÀ SẮP HIỆN HỮU Ở KHU ĐÔNG SÀI GÒN

Theo thông kê từ 2012 – 2020, Khu Đông có 11 dự án hạ tầng trọng điểm, với tổng ngân sách 250.000 tỷ đồng, chiếm 70% vốn đầu tư của toàn thành phố. Tiêu biểu với các dự án đã và đang hoàn thiện:

1.Xa lộ Hà Nội

Đây được xem là tuyến giao thông huyết mạch tại cửa ngõ phía đông của thành phố. Nối liền TP.HCM – Biên Hòa – Đồng Nai. Với chiều dài 31km, bắt đầu từ Cầu Sài Gòn, quận Bình Thạnh kết thúc là nút giao cắt quốc lộ 1A tại ngã 3 Chợ Sặt, phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa.

Xa lộ Hà Nội được xem là tuyến giao thông huyết mạch tại cửa ngõ phía đông của thành phố

  • Đoạn 1: từ cầu Sài Gòn đến nút giao Bình Thái (lộ giới rộng 153,5m): 16 làn (10 làn trục chính, 6 làn song hành)
  • Đoạn 2: từ nút giao Bình Thái đến nút giao Trạm 2 (lộ giới rộng 113,5m): 16 làn xe (10 làn trục chính, 6 làn song hành)
  • Đoạn 3: từ nút giao Trạm 2 đến ngã 3 Tân Vạn (lộ giới rộng 113,5m): 14 làn xe (8 làn trục chính, 6 làn song hành)
  • Đoạn 4: từ ngã 3 Tân Vạn đến ngã 3 Chợ Sặt: 6-8 làn xe

Xa lộ Hà Nội đi qua các địa bàn gồm các quận 2, 9, Thủ Đức, đây cũng là tuyến giao thông huyết mạch giúp duy trì & phát triển khu đông nói chung & quận 9 nói riêng

2.Tuyến Metro số 1: Bến Thành – Suối Tiên

Tuyến Metro đầu tiên của TP.HCM này có tổng chiều dài: khoảng 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao), bắt đầu tại chợ Bến Thành và kết thúc tại ga Bến xe Miền Đông mới thuộc khu vực Quận 9.
Số lượng ga: 14 gồm 03 ga ngầm và 11 ga trên cao.
Tổng mức đầu tư ban đầu là  17.387 tỷ, đến năm 2011 dự án được nâng tổng mức đầu tư lên 43.757 tỷ đồng.

Cập nhật tiến độ xây dựng và sơ đồ tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Sơ đồ tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên


Sau gần 05 năm khởi công, hiện tại đã hoàn thành hơn 70% tiến độ thi công. Và theo dự kiến cuối 2020 sẽ đi vào hoạt động.

Xem thêm: Cập nhật tiến độ xây dựng và sơ đồ tuyến metro số 1 Bến Thành Suối Tiên

3.Cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Giây

Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây  được khởi công xây dựng từ tháng 10/2009 quy mô 4 làn xe.Dài 55 km, có tổng vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai, Vũng Tàu,..

Cao tốc TPHCM- Long Thành- Dầu Giây


Sau khi khánh thành toàn tuyến vào 2015, cao tốc đã rút ngắn đáng kể khoảng cách cũng như thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Dầu Giây chỉ còn 50km so với 70km trước đây, rút ngắn khoảng cách từ TP.HCM đi Vũng Tàu chỉ còn 95km thay vì 120km như trước đây.
Với lợi thế rút ngắn được thời gian, chia sẻ được lưu lượng giao thông với trục đường Xa Lộ Hà Nội nên ngoài việc rút ngắn khảng cách đi lại giữa TPHCM và các tình miền đông, thì việc đi lại từ khu đông vào thành phố cũng thuận tiện nhanh chóng.

4.Đường Vành Đai 2:

Tổng chiều dài 70 km; gồm 6 – 10 làn xe; kết nối các quận của TPHCM. Là dự án hết sức quan trọng trong việc cải thiện hạ tầng giao thông tại HCM, góp phần làm giảm ùn tắc và phát triển kinh tế của TP. Hiện tại đường vành đai 2 đã hoàn thành 2/3. Còn 03 đoạn đang được gấp rút chỉ đạo quyết kép kín đường Vành Đai trong năm 2020:

  • Cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội
  • Ngã từ Bình Thái đến ngã ba Linh Đông: dài 2km rộng 67m, vốn đầu tư 1.324 tỷ đồng.
  • Đoạn từ An Lập, Q.6 đến Nguyễn Văn Linh: dài 5,3km đi qua quận 08, Bình Tân, Bình Chánh.

Tuyến đường Vành đai 2 có vai trò rất cần thiết giúp thúc đẩy phát triển kinh tế tài chính xã hội của TP HCM. Khi kết thúc, tuyến đường này để giúp đỡ giảm tải bớt con số lưu thông qua lại đỡ kẹt hơn. Những phương tiện dịch rời từ những tỉnh miền Đông sang miền Tây sẽ dễ dãi hơn khi không cần phải chiếu qua những Khu Vực nội thành nữa.

5.Khu công nghệ cao

Vị trí nằm cập bên xa lộ Hà nội, kéo dài đến đường vành đai 2. Khu công nghệ cao quận 9 thành lập năm 2002 với diện tích 913 ha, gồm có 156 dự án với tổng giá trị đầu tư lên đến 7,1 tỷ USD, trong đó có 73 dự án đã đi vào hoạt động ổn định. Khu công nghệ cao quận 9 thu hút các tập đoàn hàng đầu thế giới như:  Samsung, Schneider, Intel, Microsoft, Sanofi, FPT, Hutech,.. Hiện tại, nhiều dự án đào tạo của các đại học trong và ngoài nước, trung tâm công nghệ đã, đang được xây dựng giữa trung tâm khu công nghệ này.

Khu công nghệ cao quận 9


Ngoài ra, theo quyết định điều chỉnh quy hoạch chung cục bộ của Thủ tướng, TPHCM sẽ có thêm một khu công nghệ cao rộng 166 ha tại phường Phước Long quận 9. “Khu công nghệ cao 2” với tính chất là khu vực nghiên cứu, thực nghiệm, chuyển giao và ứng dụng khoa học – công nghệ, liên kết và bổ sung chức năng cho khu công nghệ cao hiện hữu. Đây cũng là cơ sở để nghiên cứu khu đô thị sáng tạo tương tác cao ở phía Đông TP.HCM (quận 2, quận 9 và Q. Thủ Đức).

Xem thêm: Dự án khu công nghệ cao 2 quận 9 khi nào khởi công? Quận 9 sẽ có thêm 1 khu công nghệ cao mới

6.Bệnh viện Ung Bướu 2

Dự án Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 có tổng mức đầu tư 5.845 tỉ đồng, quy mô 1.000 giường bệnh được xây dựng trên diện tích 55.594 m2 với tổng diện tích sàn hơn 120.000 m2. Bệnh viện bao gồm 10 tầng và 2 tầng hầm với các khu điều trị : Khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú, khu điều trị nội trú, khu kỹ thuật nghiệp vụ, khu hành chính quản trị, bãi đậu xe và sân đậu trực thăng phục vụ công tác vận chuyển bệnh nhân cấp cứu.
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 là một trong 5 dự án bệnh viện thuộc đề án Đầu tư xây dựng các bệnh viện tuyến Trung Ương và tuyến cuối đặt tại TP HCM. Đây là bệnh viện chuyên khoa có quy mô và tính hiện đại nhất hiện nay, có thể so sánh với các bệnh viện hiện đại cùng chuyên ngành trên thế giới

7.Bến xe Miền Đông Mới

Bến xe Miền Đông mới toạ lạc tại phường Long Bình, quận 9, TP.HCM và Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, mặt tiền bến xe nằm bên quốc lộ 1 và tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên. Đây là dự án khu phức hợp với tổng diện tích 16 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4.000 tỷ đồng. Được khởi công từ tháng 4/2017, bến xe có quy mô lớn nhất Việt Nam này được thiết kế phục vụ 7 triệu lượt khách/năm tương đương khoảng khoảng 21.000 hành khách/ngày

Bến xe miền Đông Mới sắp được khai trương và đưa vào sử dụng

  • Giai đoạn 1, bến xe mới này sẽ phục vụ vận tải hành khách tuyến đường cố định có cự ly từ 1.000km trở lên. Như vậy, bến xe sẽ phục vụ hành khách chủ yếu đi từ TP.HCM đến các tỉnh thành từ tỉnh Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc.
  • Giai đoạn 2, bến xe Miền Đông mới sẽ lần lượt phục vụ hành khách đi các tuyến đường từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên trở vào TP.HCM.

Hiện tại dự án đang được hoàn thành gấp rút & đưa vào vận hành dự kiến cuối T4/2020. Đây là dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra diện mạo mới cho khu vực này & là điểm kết nối vận tải giữ TP.HCM với các tỉnh phía Đông & phía Bắc của TP.

Xem thêm: Bến xe miền Đông mới khi nào khai trương? Một số hình ảnh trước khi khai trương

8.Khu thể dục thể thao Nam Rạch Chiếc

Dự án Khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc nằm ở vị trí trung tâm của khu Đông TP HCM, mặt tiền nằm ngay giao lộ Mai Chí Thọ – Xa lộ Hà Nội, một mặt giáp đường dẫn lên cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Các hạng mục chính trong dự án là khu luyện tập, nhà thi đấu bóng đá trong nhà, bóng chuyền, bóng rổ, văn phòng điều hành, khu lưu trú vận động viên, nhà ăn tập thể… Tổng vốn đầu tư của Khu liên hợp này lên tới 34.000 tỷ đồng.
Quy hoạch phân khu khoảng 212 ha, trong đó 180ha dùng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật. phần còn lại sẽ được đầu tư vào các công trình phức hợp trong khuôn viên khu liên hợp. Các phân khu trong khu liên hợp gồm:

  • Khu triển lãm hàng xuất khẩu Việt Nam.
  • Khu dịch vụ thể dục thể thao (tại khu sân tập Golf hiện hữu) 5ha.
  • Khu 1 ( thuộc dự án Sài gòn Sport City): trung tâm huấn luyện, luyên tập thể dục thể thao & dịch vụ thể dục thể thao – 26,12ha.
  • Khu 2 ( thuộc dự án Sài gòn Sport City): TTTM dịch vụ khép kín, Văn phòng, y tế, giáo dục, căn hộ dịch vụ,.. 38ha.

Theo quy hoạch, các công trình thể dục thể thao tại dự án đạt chuẩn Olympic gồm: sân vận động 50.000 chỗ thi đấu bóng đã & điền kinh, nhà thi đấu thể thao tổng hợp, hồ bơi,.. có thể tổ chức các giải quốc tế lớn.  Ngoài ra, nơi đây còn là công viên giải trí, thể thao, văn hóa, du lịch.. dự án khi hoàn thành sẽ tạo ra diện mạo mới cho khu đông TPHCM không chỉ nâng tầm giá trị cho những dự án trong phạm vi bán kính xung quanh mà còn có tác động mạnh mẽ lên thị trường bất động sản.

9.Trường đại học Fulbright

Được xây dựng trên khuôn viên 15ha đất, vị trí trên đường Võ Chí Công, ngay trung tâm công nghệ cao quận 9 ( cách dự án Verosa 05Km) với mức đầu tư khoảng 70 triệu USD. Khi hoàn thành, Đại học Fullbright Việt Nam tại quận 9 sẽ trở thành trường đại học tư thục vốn đầu tư 100% nước ngoài ( Hoa Kỳ), đầu tiên trong khu vực, kết nối và đồng bộ với cụm Đại Học Quốc Gia và những trường đại học trong khu vực Làng Đại Học, tạo thành trung tâm tri thức của thành phố.

10.Trung tâm thương mại Sense City

Ngày 14/10/2019, Saigon Co.op tiến hành ký kết hợp tác với Công ty CP Đầu tư Đông Sài Gòn (DSG) để tiếp tục phát triển thêm TTTM Sense City. Đây sẽ là TTTM thứ 2 tại TP HCM sau Sense City Phạm Văn Đồng (Giga Mall)

Sense City Đông Sài Gòn


Dự án Sense City Quận 9 hay còn gọi là Sense City Đông Sài Gòn sẽ  nằm trên trục đường chính của khu công nghệ cao đường D2 và nằm ngay cửa ngõ tiếp giáp với khu dân cư thuộc đường Lã Xuân Oai, quận 9, TPHCM.
Tổng vốn đầu tư lên đến 502,2 tỷ đồng, với tổng diện tích sàn trên 50.000 m², gồm 1 tầng hầm bãi xe và 04 tầng nổi. Dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ quý 4/2020. Đây là nơi tập trung các nhóm ngành hàng thời trang, mỹ phẩm, trang sức, phụ kiện, đồ dùng gia đình, khu vui chơi giải trí, siêu thị Co.opmart, đại siêu thị Co.opXtra và Khu ẩm thực nhà hàng đa vùng miền.

11. Nút giao thông Mỹ Thủy Giai đoạn 1

Nút giao Mỹ Thủy là điểm giao của hai trục đường chính của TP.HCM, trong đó có trục đường Đồng Văn Cống – Nguyễn Thị Định ra vào cảng Cát Lái với lượng xe vận chuyển hàng hóa lên tới hơn 20.000 lượt mỗi ngày.Công trình nút giao Mỹ Thủy gồm 02 giai đoạn :

  • Giai đoạn 1: gồm 02 cầu & 01 hầm chui, tổng mức đầu tư 838 tỉ đồng. Hiện tại đã hoàn thành & hiện đang thi công hạn mục tại 2 bên bờ tả hữu của rạch Mỹ Thủy.
  • Giai đoạn 2: gồm cầu Mỹ Thủy 3 (dài 124m với 6 làn xe); cầu vượt từ Cát Lái đi cầu Phú Mỹ (dài 725m với 02 làn xe);  cầu Kỳ Hà 4 (dài 75m với 04 làn xe)

Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1, giai đoạn 2 & tiền đền bù giải tỏa lên đến gần 3.000 tỷ đồng. Khi giai đoạn 2 hoàn thành cũng góp phần vào việc khép kín Vành đai 2 của thành phố.
Bức tranh khu đông đang dần được hoàn thành hứa hẹn với các hạ tầng phát triển đồng bộ & tập trung là động lực giúp thị trường bất động sản nơi đây thu hút quan tâm mạnh mẽ của giới đầu tư chuyên nghiệp. Theo các chuyên gia bất động sản, lực đẩy vĩ mô giúp thị trường tăng tốc mạnh còn đến từ định hướg xây dựng đô thị sáng tạo bắt kịp xu hướng thế giới.
Tìm hiểu thêm thông tin và tư vấn vui lòng liên hệ:

  • Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
  • Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
  • Hotline: 0937837888

Chia sẻ:

Rate this post

Bài viết liên quan