Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân là việc bắt buộc khi khách hàng mua nhà sử dụng hình thức vay ngân hàng của chủ đầu tư. Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân được lập ra với mục đích phân tích, đánh giá khả năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng và khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Vậy thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân là như thế nào? Quy trình ra sao? Hồ sơ pháp lý cần những gì?… Cùng Smartland tìm hiểu về thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân trong bài viết bên dưới nhé!
ĐỊNH NGHĨA THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Tín dụng là một hoạt động phổ biến hầu hết mang lại lợi ích cho các ngân hàng. Do đó, các ngân hàng rất quan tâm đến đánh giá của khách hàng trước khi cho vay và không ngừng tìm cách nâng cao chất lượng. Về đánh giá tín dụng, có nhiều quan điểm.
Theo Adam Barone năm 2020, đánh giá tín dụng là quá trình mà các nhà đầu tư hoặc người cho vay đánh giá các doanh nghiệp, chính phủ, tổ chức phát hành nợ hoặc người đi vay để xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ của họ. Công việc thẩm định tín dụng nhằm xác định mức độ rủi ro vỡ nợ thích hợp liên quan đến từng người vay cụ thể.
Nói tóm lại, thẩm định tín dụng là hoạt động đánh giá, xem xét mọi mặt về hồ sơ vay vốn và khách hàng để làm cơ sở ra quyết định cho vay hay không vay.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân là một bước rất quan trọng giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong việc cho vay do nguyên nhân từ phía khách hàng, kinh tế vĩ mô và từ chính ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải phân tích, đánh giá chính xác và kịp thời trước khi đưa ra phán quyết tín dụng dựa trên nhiều nguồn thông tin đầy đủ về khách hàng vay vốn.
Thông qua việc phân tích, ngân hàng sẽ hiểu rõ hơn về khả năng sử dụng vốn tín dụng của khách hàng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân trong hiện tại và tương lai cũng như khả năng thanh toán các khoản vay ngân hàng. Đặc biệt, trong bối cảnh các ngân hàng thương mại ngày càng chú trọng đến các vấn đề tín dụng liên quan đến thị trường bán lẻ hiện nay, điều kiện quan trọng để các ngân hàng giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng là thẩm định tín dụng đúng đắn và phù hợp đối với khách hàng cá nhân.
NGUỒN THÔNG TIN TRONG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Để thực hiện quy trình thẩm định tín dụng hiệu quả nhất, nhân viên ngân hàng sẽ khai thác tối đa các nguồn thông tin. Không có tiêu chuẩn nhất định cho các nguồn thông tin nên được sử dụng; thay vào đó, nó sẽ phụ thuộc vào quy mô và thời hạn của khoản vay, đặc điểm của khách hàng, mối quan hệ của họ với ngân hàng và mối quan hệ của chính cán bộ tín dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế, các ngân hàng thường có thể tìm hiểu thông tin về khách hàng từ các nguồn như hồ sơ vay, phỏng vấn ứng viên, hồ sơ ngân hàng, các nguồn tin bên ngoài, địa điểm kinh doanh lưu trú của người vay…
Hồ sơ vay vốn các khách hàng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân chuẩn bị
- Giấy đề nghị vay vốn (trình bày theo mẫu của ngân hàng)
- Hồ sơ pháp lý: CMND, CCCD, hộ chiếu; Hộ khẩu; Giấy đăng ký kết hôn.
- Hồ sơ kinh tế: Quyết định lương, sao kê lương; Hợp đồng lao động; Giấy tờ chứng minh thu nhập khác (nếu có).
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay: Giấy tờ gốc CNQSH hữu tài sản, giấy CNQSDĐ, hợp đồng bảo hiểm tài sản (nếu có)…
Phỏng vấn khách hàng vay vốn
Cán viên tín dụng sẽ có cơ hội đánh giá đạo đức, tính bảo mật và độ tin cậy của người vay thông qua các cuộc phỏng vấn khách hàng. Nhân viên tín dụng phải thúc giục khách hàng thể hiện và tiết lộ thông tin trung thực nhất về bản thân, doanh nghiệp của họ, các khoản vay hiện có và các kế hoạch trả nợ. Cán bộ tín dụng phải lắng nghe để đưa ra các cảm nhận trung thực mình về khách hàng cũng như phương án, dự án vay vốn.
Cán bộ tín dụng phải tìm hiểu lý do vay vốn, đánh giá nhu cầu vay vốn có hợp pháp, có đáp ứng được các quy định trong chính sách ngân hàng đưa ra hay không thông qua buổi phỏng vấn khách hàng.
Nhân viên tín dụng sẽ bày tỏ quan điểm của họ về sự trung thực của người vay, tính hiệu quả của dự án, phương án vay và đưa ra các ý kiến liên quan đến tài sản đảm bảo cho khoản vay. Cán bộ tín dụng có kinh nghiệm còn có thể khai thác thông tin về kế hoạch phát triển và lịch sử hoạt động của khách hàng.
Kiểm tra thực tế nơi lưu trú của khách hàng vay vốn
- Cán bộ tín dụng sẽ tìm kiếm thêm thông tin về nơi ở, nơi làm việc của khách hàng để đánh giá môi trường làm việc và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của khách hàng.
- Các nguồn thông tin về tín dụng bên ngoài.
- Với khách hàng cá nhân, cán bộ ngân hàng có thể xem xét các mối quan hệ xung quanh của khách hàng để tìm kiếm thêm thông tin như: Gia đình họ hàng, hàng xóm, đồng nghiệp và những người có liên quan khác.
- Thông tin ngân hàng lưu trữ.
- Các ngân hàng có thể trích xuất dữ liệu hữu ích cho quá trình đánh giá tín dụng về lịch sử cho vay hoặc khả năng tài chính của ngân hàng bằng cách lưu giữ hồ sơ tổng hợp của cả người gửi tiền và người đi vay thông qua tài khoản tiền gửi của họ, khách hàng.
PHƯƠNG THỨC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Thẩm định uy tín khách hàng của khách hàng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
Uy tín khách hàng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân trong quan hệ tín dụng là yếu tố tiên quyết, quyết định khả năng trả nợ của khách hàng nói chung và sự nỗ lực trong việc thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng nói riêng.
Để đánh giá mức độ sẵn sàng trả nợ của một người, các phẩm chất như: tinh thần trách nhiệm, sự thẳng thắn, tính trung thực và nhất quán luôn được xem xét. Nếu một người đi vay không đàng hoàng, trung thực thì xác suất họ không tuân thủ theo các điều khoản trong hợp đồng là rất cao. Điều này dẫn đến rủi ro tín dụng và thiệt hại cho ngân hàng.
Tuy nhiên, xác định sự sẵn sàng trả nợ của khách hàng không phải là một công việc dễ dàng. Cán bộ cho vay có thể tìm hiểu phần lớn về tư cách đạo đức của họ thông qua cách sống, mối quan hệ và thái độ của họ đối với: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, việc thực hiện nghĩa vụ,…
Việc nộp thuế đúng quy định hoặc hoàn trả các khoản vay đối với người quen, họ hàng đúng hẹn… cũng là yếu tố được xem xét. Sự liêm chính và chính trực của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có thể cho thấy tương đối về sự uy tín của họ.
Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
Các ngân hàng thường sử dụng các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ) trong hoạt động cho vay doanh nghiệp để đánh giá khách hàng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân. Phân tích khả năng tài chính của người đi vay là rất quan trọng khi cho vay cá nhân và hộ gia đình. Các ngân hàng phải tính toán được các số liệu như:
- Tài sản của khách hàng, nguồn tài sản, các khoản nợ của khách hàng và thời hạn còn lại của các khoản nợ đó. Nếu khách hàng nhận khoản vay này, thẩm định viên phải xác định tỷ lệ nợ trên tổng vốn của khách hàng là bao nhiêu? Có vượt mức có thể chấp nhận được hay không?
- Thu nhập của người đi vay, thu nhập của hộ gia đình, cũng như thu nhập của các thành viên trong hộ gia đình. Mức chi tiêu của hộ gia đình và cá nhân. Các nghĩa vụ tài chính mà người dân và hộ gia đình hiện có.
Thẩm định nhu cầu vay vốn và các nguồn trả nợ của khách hàng
a) Thẩm định nhu cầu vay vốn của khách hàng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
Nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Vốn tự có
- Nhu cầu của khách hàng: Học phí; xây mới, cải tạo nhà để ở; mua, thuê nhà; công trình nước sạch và vệ sinh…
b) Thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
Nguồn trả nợ của khách hàng trong hoạt động cho vay nhằm phục vụ đời sống và sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình thường xuyên biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, điều quan trọng là phải xác định chính xác nguồn trả nợ.
Để đánh được nguồn trả nợ này, ngân hàng phải tính đến cả nguồn thu nhập của khách hàng và những người có liên quan: tiền đến từ những nguồn thu nào? Mỗi nguồn là bao nhiêu? Độ ổn định của từng nguồn? Giấy tờ chứng minh thu nhập có xác thực và đáng tin cậy không? Nghề nghiệp của người đó hoặc hộ gia đình là gì, có bao nhiêu thành viên trong gia đình, độ ổn định của thu nhập… Cũng cần tính đến thu nhập từ các khoản tiền gửi tiết kiệm,…
Tính đến việc khách hàng thực sự sử dụng các nguồn thu nhập của họ như thế nào? nghĩa vụ nợ hiện có? Cùng với trách nhiệm hoàn vốn của ngân hàng, những cam kết này cũng bao gồm các khoản thanh toán khoản vay trả góp trong quá khứ, tiền cấp dưỡng nuôi con hàng tháng. Ngân hàng cũng tính đến mức chi tiêu hàng ngày, mức sống và thói quen mua sắm của khách hàng.
Hy vọng với bài tổng hợp thông tin của Smartland về thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân, quý bạn đọc, nhà đầu tư đã có thêm nhiều thông tin bổ ích cho việc hoạt động kinh doanh của mình. Liên hệ ngay cho chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về thị trường bất động sản cũng như là về tín dụng và các vấn đề pháp lý liên quan đến bất động sản nhé!
>> Xem thêm: Tín dụng là gì? Bật mí toàn bộ thông tin về tín dụng
>> Xem thêm: Kinh doanh gì năm 2023 với số vốn nhỏ nhưng lợi nhuận lớn
>> Xem thêm: Chuyển đổi số là gì? “Tất tần tật” về chuyển đổi số
Xem thêm thông tin về thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân vui lòng liên hệ:
- Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
- Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
- Hotline: 0916 25 78 25