Số điện thoại

Tổng hợp các công trình hạ tầng Nam Sài Gòn giải quyết kẹt xe

Chia sẻ

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các công trình hạ tầng Nam Sài Gòn không chỉ giúp giải quyết vấn nạn ách tắc giao thông mà còn kéo theo sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho khu vực, đặc biệt là thị trường bất động sản. 
Xem thêm:

Cao tốc Bến Lức – Long Thành, cầu nối giao thông liên vùng giữa khu vực miền Tây và Đông Nam Bộ

Cao tốc Bến Lức Long Thành là dự án góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi từ Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Các tỉnh miền Tây Nam Bộ sẽ kết nối với miền Đông mà không cần quá cảnh tại TP.HCM.
Đồng thời, các phương tiện đặc biệt vận chuyển hàng hóa, thiết bị từ các tỉnh miền Tây có thêm hướng mới thông thoáng hơn để lưu thông, tăng khả năng thông thương Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).
Theo sơ đồ, điểm đầu của đoạn đường cao tốc này kết nối vào tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương và điểm cuối là tuyến đường Nguyễn Văn Tạo, huyện Nhà Bè. Hiện tại dự án qaun trọng nằm trong hạ tầng Nam Sài Gòn đã hoàn thành được 71,37% tổng giá trị xây lắp. Ban quản lý các dự án cao tốc phía Nam đang thúc đẩy các nhà thầu thi công để phấn đấu thông xe trước 20km, đoạn cao tốc từ Nhà Bè đến Bến Lức vào cuối năm nay.

hạ tầng Nam Sài Gòn

Hình ảnh thực tế dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành đang sắp hoàn thành.

Cầu Bình Khánh – cây cầu có hệ thống tĩnh không cao nhất Việt Nam

Hạ tầng Nam Sài Gòn có công trình cầu Bình Khánh.
Cầu Bình Khánh nằm trong dự án Đường cao tốc Long Thành – Bến Lức thuộc tuyến Đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam. Cầu Bình Khánh được xây dựng tại khu vực hạ lưu phà Bình Khánh, bắc ngang qua sông Soài Rạp, nối từ huyện Nhà Bè sang huyện Cần Giờ. Điểm đầu cầu nằm tại nằm tại nút giao giữa đường 15B với Đường số 2 – Khu thành phố Phú Xuân, huyện Nhà Bè.
Điểm cuối cầu đi lại vào đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía nam, thuộc xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Cầu Bình Khánh hoàn thành sẽ khiến việc đi lại Nhà Bè với Cần Giờ thuận tiện hơn bao giờ hết. Cầu Bình Khánh sẽ là 1 trong 2 cây cầu dây văng có độ tĩnh không lớn nhất Việt Nam.
Hiện, cầu đã thành hình và sắp hoàn thành, dự đoán là luồng hàng hải có khả năng cho tàu biển nặng đến 30.000 – 50.000 tấn lưu thông về TP.HCM.

hạ tầng Nam Sài Gòn

Hạ tầng Nam Sài Gòn – Cầu Bình Khánh được thiết kế với hình ảnh cây đước độc đáo.

Dự án hầm chui ba tầng Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Linhmột hướng thông thương mới cho Sài Gòn

Theo thiết kế dự án, sẽ xây đảo tròn trung tâm (đường kính 60m) và 2 hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh. Hai hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh sẽ đi ngầm qua khu vực nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ dài khoảng 480m (bao gồm đường dẫn 2 đầu hầm và hầm kín).
Sau khi hoàn thành, Hầm Chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ sẽ là đầu nối giao thông quan trọng kết nối trung tâm thương mại thành phố tới khu Nam Sài Gòn, kết nói khu công nghiệp cảng dọc hệ thống sông Soài Rạp với tuyến vành đai 2, vận chuyển hàng hóa ra vào cảng đi các địa bàn thành phố, các tỉnh miền đông miền tây Nam bộ.
Quan trọng nhất là dự án hầm chui ba tầng này sẽ giải quyết vấn nạn kẹt xe trên giao lộ chính Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ kết nối trực tiếp Quận 7 và huyện Nhà Bè. Hiện tại dự án đã hoàn thành việc di dời hệ thống cáp viễn thông và đang hoàn tất phương án di dời một lần đối với hệ thống điện cao thế 220kV và ống cấp thoát nước.

hạ tầng Nam Sài Gòn

Phối cảnh dự án hầm chui 3 tầng Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ.

Cầu Nguyễn Khoái – Cây cầu chia sẻ áp lực giao thông cùng cầu Kênh Tẻ

Cầu Nguyễn Khoái là cây cầu thứ 2 bắc qua cầu Kênh Tẻ, dự kiến cầu sẽ có tổng chiều dài 1.000 m, bắt đầu từ đường D1 khu dân cư Him Lam (Quận 7) và điểm cuối là đường Bến Vân Đồn (Quận 4). Bằng nhiều giải pháp đồng bộ để “chia lửa” cho áp lực giao thông đang đổ lên cầu Kênh Tẻ, HĐND TP. Hồ Chí Minh đã chấp nhận cho phép đầu tư dự án cầu Nguyễn Khoái.
Đây chính là phương án hiệu quả nhất để giảm bớt áp lực về hạ tầng, đặc biệt là cầu Kênh Tẻ. Giúp người dân dễ dàng hơn trong việc di chuyển từ Quận 7 Nhà Bè đến các quận trung tâm của thành phố. Dự án này là dự án đang được thúc đẩy mạnh xây dựng để đồng bộ với nhiều dự án sắp triển khai tại Tp.HCM như mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, mở rộng tuyến đường quận 1.

Vị trí cầu Nguyễn Khoái Quận 4.

Trục đường Bắc – Nam, trục đường huyết mạch Sài Gòn

Để giải quyết vấn đề quá tải hạ tầng, TPHCM đã lên nhiều phương án, trong đó trục đường Bắc Nam là dự án hạ tầng trọng điểm cho khu vực này. Trục đường Bắc – Nam của TP HCM bắt đầu từ Quốc lộ 22 qua An Sương, đổ xuống Trường Chinh rồi về Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).
Trục đường là sự kết nối giao thông khu vực trung tâm TP.HCM với địa bàn các Quận 4, Quận 7 và huyện Nhà Bè. Hiện nay, tuyến đường trục Bắc – Nam (giai đoạn 1) đoạn từ nút giao với quốc lộ 38B đến đường tỉnh 392 đã hoàn thành và đã cho thông xe vào đầu năm nay. Tuyến được kỳ vọng giảm ùn tắc cho các xe từ phía Nam thành phố vào trung tâm và ngược lại.

hạ tầng Nam Sài Gòn

Trục đường Bắc Nam mở rộng với 6 luồng đường.

Cầu Thủ Thiêm 4 –  công trình hạ tầng Nam Sài Gòn mang tính biểu tượng

Công trình cầu Thủ Thiêm 4 bắt đầu từ trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát để kết nối vào đường Lưu Trọng Lư, cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn, nối với Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4 (thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm).
Dự án nằm trong hạ tầng Nam Sài gòn này có tổng mức đầu tư 5.200 tỉ đồng, có nhiệm vụ kết nối Quận 7 trực tiếp vào khu vực trung tâm Thủ Thiêm, tạo động lực phát triển đột phá cho Quận 7 như Đại Lộ Nguyễn Văn Linh đã tạo ra trước đó. Theo thiết kế ban đầu, cầu có tổng chiều dài gần 2,2 km, rộng 28 m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành; tuổi thọ thiết kế 100 năm, chịu được động đất cấp 7.
Đây còn là dự án góp phần rất lớn tạo dựng nét đẹp riêng của thành phố mang tên Bác, điểm nhấn đặc sắc bắc ngang dòng sông Sài Gòn hiền hòa.

hạ tầng Nam Sài Gòn

Hạ tầng Nam Sài Gòn hưởng lợi từ cầu Thủ Thiêm 4

Tuyến Metro số 4 – một hướng thông thương đầy hiện đại và mới mẻ

Tuyến số 4 là tuyến metro dài nhất trong hệ thống với 35,7 km có tất cả 33 ga (gồm 2 ga trên mặt đất, 16 ga trên cao, 15 ga ngầm). Tổng chi phí dự kiền là 4,57 tỷ USD và hiện đang thu hút sự quan tâm của 3 nhà đầu tư Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Công ty GS E&C và Liên doanh Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô – Công ty Mosmetrostroy.
Việc xây dựng là điều cần thiết nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông khu vực, là điều kiện thúc đẩy và phát triển phía Nam Sài Gòn mà còn góp phần thúc đẩy sự đi lên trong kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi hoàn thành nhất định sẽ mang đến vô vàn lợi ích cho việc đi lại của người dân đặc biệt là làm giảm tình trạng kẹt xe mỗi giờ tan tầm mà người dân phải chịu đựng suốt thời gian qua.

hạ tầng nam sài gòn

Hạ tầng Nam Sài Gòn – Bản đồ quy hoạch các tuyến metro tại TP.HCM

Hạ tầng Nam Sài Gòn phát triển nâng tầm bất động sản

Đến nay, hạ tầng Nam Sài Gòn đã trở thành một khu đô thị hiện đại phát triển ổn định với giá nhà đất cao thuộc tầm trung của thành phố. Tốc độ phát triển đô thị ở khu vực Nam Sài Gòn (quận 7, huyện Nhà Bè và một phần huyện Bình Chánh) tăng nhanh, ngày càng nhiều dân cư đổ về đây sinh sống và làm việc.
Theo bà Dương Thùy Dung – Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Thị trường và Tư vấn Phát triển Công ty CBRE nhận xét: “Đối với những người có nhu cầu mua nhà ở thực, đầu tư vào khu Nam là một sự lựa chọn hợp lý.
Chỉ cần nhìn xa hơn khoảng vài năm nữa thôi thì giá trị bất động sản ở đây sẽ tăng cao khi những dự án hạ tầng đã vận hành hoàn chỉnh”. Việc hạ tầng phát triển đồng bộ sẽ tạo ra cơ hội lớn cho lĩnh vực bất động sản, nhất là các dự án nằm trên các trục giao thông chính như đại lộ Nguyễn Hữu Thọ.
Bên cạnh đó, cảng Hiệp Phước ngoài việc tạo sự đa dạng về giao thông cho khu vực, trong tương lai sẽ thúc đẩy nhiều nhu cầu cả về dân cư, khu công nghiệp, thương mại.
Cư dân cư nơi đây sẽ được thừa hưởng hệ thống tiện ích từ trường học các cấp cả công lập, dân lập và quốc tế, dịch vụ y tế, công viên, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại đã hình thành và phục vụ tốt. Trên thực tế, hiện nay thị trường bất động sản Nam Sài Gòn rất sôi động, hàng loạt dự án mới liên tục được công bố thu hút sự quan tâm khá lớn từ các khách hàng.
Trong số các dự án đó, Celesta Rise Nhà Bè được đánh giá là một trong những dự án đẳng cấp và đáng được đầu tư nhất thời điểm hiện tại.
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
Hotline: 0937837888

Chia sẻ:

Rate this post

Bài viết liên quan