Số điện thoại

Marriott là ai? Câu chuyện phát triển quán bia ven đường trở thành “cây đại thụ” ngành kinh doanh khách sạn thế giới

Chia sẻ

Bề dày lịch sử gần 100 năm hình thành và phát triển tại Châu Mỹ cùng với mật độ khách sạn và resort trải rộng khắp các châu lục, thương hiệu Marriott được đánh giá là tập đoàn thành công bậc nhất lịch sử nước Mỹ, thậm chí giữ vai trò thống lĩnh ngành khách sạn toàn cầu. 

Thuở mới thành lập và dịch vụ cung cấp thức ăn

Marriott được thành lập bởi John Willard Marriott vào năm 1927 khi ông và vợ, Alice Sheets Marriott, mở một quán bia gốc tại Washington, DC chỉ với 9 chỗ ngồi.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, “cha đẻ” của Marriott thường theo cha ruột của mình đi chăn cừu. Khi lớn, mặc dù không học trung học nhưng John Willard đã nỗ lực làm nhiều công việc để chi trả tiền học phí khi được đi học tại Đại học Utah, Mỹ. Những năm cuối đại học, ông quyết định mở một cửa hàng nước giải khát & bia nhỏ ở thủ đô Washington – đây chính là tiền đề ra đời của tập đoàn hàng đầu Marriott lúc bấy giờ.
Vào năm 1937, nhận thấy nhu cầu ăn uống của các hành khách đi trên các hãng hàng không mới mở, ông đã chộp lấy cơ hội khi nhanh tay mở một công ty chuyên cung cấp thức ăn trên các chuyến bay. Tiếp theo đó là các hợp đồng với chính phủ về các quán ăn mở trong quân đội, và sau đó là hợp đồng cung cấp thức ăn cho các nhà máy, bao gồm General Motors và Ford đã giúp Marriott phát triển nhanh chóng.

Chính thức gia nhập lĩnh vực kinh doanh khách sạn

Nhận thấy tính thời vụ của cửa hàng, John quyết định mở rộng kinh doanh và thương hiệu Hot Shoppes ra đời ngay sau đó. Khi thương hiệu phát triển liên tục đến giai đoạn thịnh vượng, năm 1957, ông lấn sang lĩnh vực khách sạn và cho ra đời khách sạn đầu tiên mang tên Marriott Twin Bridges Motor.

Marriott-first-hotel

Khách sạn mang thương hiệu Marriott đầu tiên


Lúc này, cậu ấm nhà Marriott là Bill Marriott vừa hoàn thành xong việc học và cũng bắt đầu tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình. Chính Bill là người thấy tiềm năng trong ngành kinh doanh khách sạn và đề xuất việc mở rộng. Quyết định mở rộng kinh doanh được xem là dũng cảm, tuy vậy, John Willard đã kinh doanh thành công trong thời kỳ này.
25 năm sau, Marriott trở thành tập đoàn kinh doanh khách sạn không chỉ phát triển mạnh tại Mỹ mà vươn ra quốc tế, nổi tiếng với khẩu hiệu “cứ mỗi 14 giờ, có một khách sạn Marriott ra đời”. Với định hướng thống nhất phát triển dành cho đa phân khúc khách, tập đoàn bắt đầu đi thu mua các thương hiệu, từ đây sự xuất hiện của Bulgari Hotels & Resorts, Autograph Collection, AC Hotels by Marriott,… gần đây và cũng đình đám nhất là Starwood chính thức sáp nhập vào “đại gia đình” Marriott.
Marriott International, Inc. là tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới, với hàng ngàn khách sạn trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Công ty có trên 90 năm lịch sử, hiện tại thế hệ con cháu của thương hiệu “đế chế” này tiếp tục kế thừa và quản lý. Trụ sở chính của Tập đoàn ở Bethesda, Maryland, ngoại ô Washington, D.C.

Marriott International

marriott-international-tai-new-york

Marriott International tại New York


>>> Xem thêm: Masterises Homes chính thức bắt tay hợp tác cùng Marriott International
Marriott International được thành lập vào năm 1993 khi Tổng công ty Marriott tách thành hai công ty, Marriott International và Host Marriott Corporation.
Năm 1995, Marriott là công ty khách sạn đầu tiên trên toàn thế giới cung cấp cho khách quyền lựa chọn đặt phòng trực tuyến, thông qua việc thực hiện MARSHA (hệ thống đặt phòng tự động).
Vào tháng 4 năm 1995, Marriott International đã mua lại 49% cổ phần của Ritz-Carlton Hotel Company LLC. Một năm sau, thương hiệu này tiếp tục chi 331 triệu USD để mua lại The Ritz-Carlton, Atlanta và mua phần lớn lợi ích của hai tài sản thuộc sở hữu của William Johnson, một nhà phát triển bất động sản đã mua The Ritz-Carlton, Boston vào năm 1983 và mở rộng Ritz- Carlton trong vòng 20 năm.

Chiến lược kinh doanh dài hạn và mục tiêu dẫn đầu

Chiến lược tấn công lĩnh vực khách sạn nhằm hạ bệ đối thủ nặng ký thời bấy giờ – Howard Johnson rất nhanh và quyết liệt. Cứ hai tuần, một khách sạn gắn thương hiệu Marriott lại mở ra ở những vị trí gần Howard Johnson. Năm 1967, khi lĩnh vực khách sạn chiếm phần lớn kinh doanh, Hot Shoppes Inc được đổi tên thành Tổng Công ty Marriott.
Năm 1980, bước ngoặt lớn thứ 2 xảy ra, công ty nhận ra rằng tốc độ phát triển trong tương lai có thể bị giới hạn nếu nó chỉ bơi ở vùng an toàn, tức chỉ điều hành các khách sạn dành cho khách thượng lưu cùng dịch vụ trọn gói. John bắt đầu nghiên cứu ý tưởng xây dựng các kiểu phòng cho thuê khác bao gồm nhiều mức giá cho các tầng lớp xã hội khác nhau, từ giá cao, trung bình đến giá rẻ và lưu trú dài hạn.
Ban đầu, nội bộ Tập đoàn tranh cãi gay gắt do quan ngại thương hiệu sang trọng Marriott sẽ bị “mất giá”. Tuy nhiên, phần đông ủng hộ đã chiến thắng và thống nhất xây dựng các khách sạn “con” bên cạnh “người cha lớn” Marriott. Không lâu sau đó, phân khúc khách sạn tầm trung và bình dân trở thành nguồn thu chủ lực của Công ty, đánh dấu mốc đưa tập đoàn bước vào thời kỳ thịnh vượng.

Giá trị phát triển cốt lõi

Với phong cách làm việc chăm chỉ, không ngừng nỗ lực và hướng đến sự hoàn hảo, John Willard Marriott trở thành doanh nhân thành công bậc nhất ngành Nhà hàng – Khách sạn của Mỹ.
Thành công của John Willard không chỉ đến từ chiến lược kinh doanh xuất sắc mà còn nhờ vào tinh thần không ngừng nỗ lực hoàn thiện, thay đổi và phát triển. “Doanh nhân là những người không bao giờ biết hài lòng. Họ luôn muốn những thứ tốt hơn. Họ luôn nỗ lực và sử dụng tất cả khả năng của mình để đạt được những điều tốt đẹp hơn”, nhận định này của John đã thể hiện sự tham vọng và tầm nhìn rộng lớn của ông.
Mặc dù đã sở hữu chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới, ông vẫn không ngần ngại ghé thăm những cơ sở kinh doanh để thăm hỏi, động viên đội ngũ nhân viên, có lẽ đó cũng chính là một phần lớn tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cho tập đoàn.

bai-hoc-thanh-cong-tu-cha-de-de-che-khach-san-lon-nhat-the-gioi-john-williard

“Hãy hết lòng với nhân viên của bạn và họ sẽ hết lòng với khách hàng của công ty” – theo John Marriott


John nói rằng Marriott là công việc kinh doanh liên quan đến con người nhiều hơn là dịch vụ, và “nếu bạn đối xử với nhân viên tử tế, họ sẽ vui vẻ phục vụ khách một cách chu đáo”. Nếu nhân viên cảm thấy không hài lòng hay căng thẳng, chính khách hàng sẽ là người cảm nhận hậu quả.
Chính sách đặt nhân viên lên hàng đầu có vẻ như một lời nói sáo mòn, nhưng “cây đại thụ” này đã thực sự theo đuổi tầm nhìn này khi tạo ra các chương trình phúc lợi chia sẻ lợi nhuận được áp dụng vào đầu những năm 1960.
Thậm chí, công ty còn bỏ tiền thuê chuyên gia tư vấn để giải đáp những vấn đề của nhân viên bên ngoài công việc. Bí quyết này cùng với văn hóa “lắng nghe” nhân viên ở mọi cấp trong công ty đã đưa Tập đoàn thành một trong 50 công ty tốt nhất để làm việc do tạp chí Fortune bình chọn.
Đặc biệt, khác với những đối thủ khác, trong quá trình mở rộng, John cam kết sẽ không đánh mất bản sắc truyền thống với các mục tiêu không ngừng cải tiến dịch vụ đã mang lại thành quả đáng kể. John trích lời của Alfred North Whitehead, “Nghệ thuật của tiến bộ là duy trì trật tự trong sự thay đổi và duy trì thay đổi có trật tự”.
Những bài học kinh doanh đắt giá từ đế chế khách sạn lớn nhất thế giới không chỉ đúng trong việc điều hành, kinh doanh khách sạn mà còn với các doanh nghiệp khác. Bởi cốt lõi của một doanh nghiệp là nhân sự, tuyển dụng – đào tạo – phát triển – giữ chân nhân tài luôn là vấn đề hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.

Các thương hiệu nổi bật thuộc Marriott

cac-thuong-hieu-cua-marriott

Các thương hiệu do Marriott quản lý, nhượng quyền và sở hữu


Suốt hơn 90 năm phát triển, Tập đoàn không chỉ tự thân xây dựng và phát triển các thương hiệu riêng, “cây đại thụ” này rất chăm chỉ đi thu mua thương hiệu từ các tập đoàn khách sạn khác, làm giàu cho “gia tài Marriott”. Với hơn 30 thương hiệu, tập đoàn không chỉ làm hài lòng tất cả các khách hàng mà còn là cái tên yêu thích của các chủ đầu tư tìm kiếm hợp đồng quản lý hay nhượng quyền.
Các thương hiệu do “đế chế” ngành khách sạn quản lý, nhượng quyền và sở hữu gồm có Bulgari Hotels & Resorts, The Ritz-Carlton Reserve, JW Marriott, The Luxury Collection, Marriott Hotels, Renaissance Hotels, Delta Hotels by Marriott, Marriott Executive Apartments, Marriott Vacation Club, Autograph Collection Hotels, Tribute Portfolio, Design Hotels, Gaylord Hotels, Courtyard, Residence Inn, AC, Delta, Four Points by Sheraton, SpringHill Suites, Fairfield Inn & Suites, TownePlace Suites, Moxy Hotels và gần đây nhất (2016) cũng là đình đám nhất chính là Starwood.
Việc Starwood sáp nhập đã biến thương hiệu này thành chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới với hơn 1,1 triệu phòng và 5.809 khách sạn, bỏ xa đối thủ gần nhất là Hilton với gần 773.000 nghìn phòng và 4.726 khách sạn (số liệu ghi nhận tại thời điểm sáp nhập). Các thương hiệu con của Starwood gồm Sheraton, Westin, Le Meridien, St. Regist, W Edition, Element,…

Thương hiệu Marriott tại Việt Nam

Những chân lý của John Willard Marriott đã trở thành niềm cảm hứng và bí quyết kinh doanh cho nhiều doanh nhân trên thế giới. Hiện nay, Marriott International cũng đánh dấu sự có mặt tại Việt Nam với việc sở hữu 4 khách sạn lớn: JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, Renaissance Riverside (TP.HCM), JW Marriott Cam Ranh Bay Resort & Spa (Khánh Hòa) và JW Marriott Hanoi.
Sheraton: Sheraton thuộc nhóm cao cấp, hiện ở Việt Nam có mặt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang,…
Le Meridien: Le Meridien cũng thuộc nhóm cao cấp, đối tượng phục vụ chủ yếu là các khách hàng thích trải nghiệm, khám phá, tại trung tâm TP HCM (quận 1) có Le Meridien Sài Gòn.
Four Points by Sheraton: Four Points by Sheraton cũng là một thương hiệu của Sheraton, phục vụ chủ yếu khách doanh nhân công du. Tại Việt Nam chỉ có một Four Points by Sheraton Đà Nẵng.
Renaissance: Renaissance cùng chung hạng với Meridien và Sheraton, phục vụ đối tượng khách là doanh nhân/doanh nhân công du nhưng chú trọng mang đến các trải nghiệm về về văn hóa và địa phương. Tại Việt Nam chỉ có một khách sạn Renaissance ở TP HCM.

jw-marriott-ha-noi

Khách sạn JW Marriott Hà Nội


JW Marriott Hà Nội: JW Marriott Hà Nội mang đến cảm giác vừa tinh tế nhẹ nhàng, vừa sang trọng đẳng cấp với 9 tầng, 450 phòng nghỉ, phòng hội nghị ở đây có diện tích rộng đến 2.400m2. Dự án đã chiến thắng hạng mục phát triển với giải thưởng “Khách sạn mới có thiết kế và xây dựng đẹp nhất” trong khuôn khổ lễ trao giải International Property Awards 2014 ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Marriott Executive Apartments: Marriott Executive Apartments tọa lạc tại số 58 Đường Bạch Đằng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng vị trí đắc địa bậc nhất, mảnh đất “kim cương” ngay bên sông Hàn được đồng bộ hoá về cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại. Nơi đây là khu vực tập trung đông dân cư tri thức có trình độ dân trí cao, gần ngay trung tâm hành chính & văn hoá của thành phố. Dự án có quy mô dự kiến 288 phòng khách sạn, căn hộ cao cấp 289 căn.
jw-marriott-phu-quoc

Khu nghỉ dưỡng 5 sao hạng sang JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay tại Nam đảo ngọc của Tập đoàn Sun Group


JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay: Ra đời sau người anh em của mình, JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay cũng nối bước trở thành khu nghỉ dưỡng hoàn hảo cho du khách tại đảo ngọc. Tọa lạc tại Bãi Kem phía Nam đảo Phú Quốc, dự án là khu nghỉ dưỡng hạng sang đầu tiên mang thương hiệu JW Marriot tại Việt Nam.

Chia sẻ:

Rate this post