Đầu tư lướt sóng bất động sản là hình thức đầu tư được nhiều nhà đầu tư lựa chọn vì thời gian chờ đợi không dài trong khi lợi nhuận thu được lại vô cùng cao. Tuy nhiên loại hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng để tránh rơi vào cái bẫy “hào nhoáng” này.
Smartland sẽ phân tích đầy đủ về hình thức đầu tư lướt sóng bất động sản trong bài viết bên dưới, quý bạn đọc nhớ đón xem nhé!
Đầu tư lướt sóng bất động sản là gì?
Đầu tư lướt sóng bất động sản hay còn gọi là đầu tư bất động sản ngắn hạn, được hiểu là hình thức tận dụng cơ hội sinh lời trước những biến động tăng giảm của thị trường. Các nhà đầu tư lướt sóng bất động sản sẽ thu về nguồn lợi nhuận từ chính sự chênh lệch giá của bất động sản mà họ giao dịch.
Nói một cách đơn giản, các nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra số tiền khoảng 15% giá trị BĐS để tạm thời giữ chỗ hoặc thậm chí vài trăm triệu để cọc với chủ sở hữu. Sau đó, khi thị trường bắt đầu tăng nhiệt, có nhiều người quan tâm đến sản phẩm nhà đầu tư lướt sóng đang nắm giữ và sẵn sàng mua lại với mức giá chênh lệch vô cùng cao. Nếu so với việc gửi tiết kiệm ngân hàng và đầu tư lướt sóng bất động sản trong ngắn hạn thì việc đầu tư mang hiệu quả tốt hơn.
Tuy nhiên không dễ để thành công với loại hình đầu tư này. Để đưa ra những quyết định đúng đắn khi lướt sóng bất động sản, các nhà đầu tư cần tìm hiểu và phân tích các công cụ hỗ trợ hiệu quả trong ngắn hạn.
Các chuyên gia đánh giá việc đầu tư bất động sản theo hình thức lướt sóng sẽ đóng vai trò như một nhân tốc thúc đẩy sản lượng sản phẩm tung ra thị trường. Từ đó, thị trường sẽ khởi sắc theo hướng tích cực hơn.
7 điều các nhà đầu tư cần lưu ý khi đầu tư lướt sóng bất động sản
Chủ đầu tư uy tín
Uy tín chủ đầu tư là yếu tố tiên quyết trong việc lựa chọn mua các sản phẩm BĐS dù là lướt sóng hay dài hạn. Các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về năng lực, các dự án đã triển khai cũng như là các đánh giá từ thị trường đối với chủ đầu tư này.
Nắm bắt được thị trường
Điều quan trọng thứ 2 trong bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào đó chính là nắm bắt xu hướng và phân tích thị trường, bao gồm trong ngắn hạn và dài hạn. Việc phân tích được các thông tin thị trường giúp nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn, từ đó có thể thu được lợi nhuận lớn.
Thời gian xây dựng dự án
Thời gian xây dựng tỷ lệ thuận với thời gian chiếm dụng vốn của khách hàng và khả năng dịch chuyển của thị trường dẫn đến rủi ro và giảm tính thanh khoản. Thời gian xây dựng càng nhanh càng tốt, thông thường sẽ từ 2-3 năm.
Số lượng và phân khúc căn hộ
Tương tự thời gian xây dựng dự án, số lượng sản phẩm càng lớn thì rủi ro thanh khoản và tăng trưởng càng cao. Khi ấy, chính chủ đầu tư là đối thủ cạnh tranh với khách hàng cá nhân. Việc lựa chọn các sản phẩm có tính khan hiếm, vị trí đắc địa và thuộc phân khúc cao cấp khi lướt sóng sẽ thu được mức lợi nhuận cao hơn và số lượng người muốn mua cũng nhiều hơn.
Đòn bẩy tài chính
Việc đầu tư lướt sóng không yêu cầu phải có đủ 100% giá trị sản phẩm BĐS. Thông thường, các nhà đầu tư chuyên nghiệp chỉ sử dụng 50% – 70% vốn vay để sở hữu dự án. Ví dụ, khi nhà đầu tư mua BĐS vào thời điểm thanh toán 30% giá trị sản phẩm và bán ra trước khi thanh toán 70% đồng nghĩa với việc 30% là vốn tự có và 40% là vốn vay và tất toán khoản vay vào 1 năm. Nhưng phần lợi nhuận lại được tính trên 100% GTSP.
Lưu ý rằng nên chọn những khoản vay có thời gian cho vay kéo dài từ 15-20 năm, lãi suất những năm đầu càng ưu đãi càng tốt, đặc biệt là mức lãi phạt tất toán phải thiện chí.
Lựa chọn thời điểm ra hàng phù hợp
Thông thường, thời gian bán ra sản phẩm là trước khi dự án cất nóc (chưa đóng 70%) hoặc dự án chuẩn bị được bàn giao (đã đóng 70%) hoặc bàn giao chưa tới 6 tháng. Vì sau khoảng thời gian này thì giá trị sản phẩm BĐS gần như không tăng trưởng nữa.
So sánh giá bán của các BĐS trong cùng khu vực
Lưu ý này chỉ dành cho các nhà đầu tư căn hộ xây dựng theo tiến độ. Căn cứ theo sự chênh lệch giá trị giữa thời điểm đang xây dựng và giá bán sau khi hoàn thiện của dự án cùng phân khúc trong bán kính 1km để dự đoán mức độ sinh lời.
Các nhà đầu tư cần phải xác định khu vực nào sẽ có “sóng” tức tiềm năng tăng giá của BĐS. Cơ sở để tạo ra sóng BĐS là các thông tin quy hoạch hoặc sự hình thành của các dự án chuẩn bị được quy hoạch.
Vì sao đầu tư lướt sóng bất động sản trở thành sự lựa chọn của nhiều người?
Đây là phương pháp đầu tư chứa nhiều thách thức nhưng vẫn có nhiều người lựa chọn bởi vì:
- Lợi nhuận cao: Trong thời gian ngắn, có thể xuất hiện nhiều “đợt sóng” nên nhà đầu tư có thể kiếm được nguồn thu đáng kể nếu nắm bắt tốt.
- Sự hồi hộp và cảm giác phấn khích: Tính mạo hiểm của đầu tư lướt sóng có thể khiến các nhà đầu tư thấy hào hứng và thích thú. Việc theo dõi biến động thị trường và nắm bắt đúng cơ hội là điều hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư.
Đầu tư lướt sóng bất động sản là hình thức kinh doanh mạo hiểm nhưng lại được nhiều người lựa chọn. Với nhiều ưu điểm, đầu tư lướt sóng bất động sản đem lại nguồn lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng nên cẩn trọng và áp dụng 7 kinh nghiệm Smartland vừa chia sẻ để tránh xảy ra rủi ro và mất trắng nhé!
>> Xem thêm: Bất động sản là gì? Phân biệt bất động sản và động sản
>> Xem thêm: [Cập nhật] Top 9 việc làm bất động sản hot nhất hiện nay
Tìm hiểu chi tiết về đầu tư lướt sóng bất động sản vui lòng liên hệ:
- Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
- Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
- Hotline: 0916 25 78 25