Số điện thoại

Giải thích doanh thu là gì? Lợi nhuận ròng? Lãi gộp? Vốn lưu động là gì?

Chia sẻ

Doanh thu là gì? Lợi nhuận ròng là gì? Lãi gộp là gì? Vốn lưu động là gì? Ý nghĩa và vai trò của các khái niệm trên trong sự phát triển của doanh nghiệp là gì?

Nếu bạn đang chuẩn bị kinh doanh và đang thắc mắc doanh thu là gì cùng với những khái niệm trên thì đừng bỏ lỡ bài viết này vì câu trả lời sẽ được Smartland cung cấp ngay sau đây.

DOANH THU LÀ GÌ?

Doanh thu là gì? Doanh thu trong tiếng anh là Revenue, còn gọi là thu nhập, tức là toàn bộ tiền thu được trong quá trình mua bán trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoạt động khác của cá nhân, tổ chức. Đây cũng là căn cứ để các doanh nghiệp làm báo cáo doanh thu.

Ý nghĩa doanh thu là gì? Về ý nghĩa, doanh thu được biết đến là thu nhập – Khoản thu quan trọng để mọi doanh nghiệp có thể chi trả những chi phí và các phát sinh liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ. Ví dụ như chi phí thuê văn phòng – cửa hàng, các khoản phí và lệ phí, thuế cho cơ quan nhà nước,….

Đây cũng là khoản thiết yếu giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp trong thời gian dài hay còn gọi là vốn xoay vòng giúp thúc đẩy quá trình tái hoạt động hoặc có thể phát triển các hoạt động kinh doanh ở quy mô lớn hơn.

Doanh thu là gì?

Doanh thu là gì?

Cách tính doanh thu

Sau khi trả lời câu hỏi doanh thu là gì thì 2 công thức tính doanh thu sẽ được chúng tôi bật mí ngay sau đây.

  • Cách 1: Doanh thu = Số đơn vị bán/ đơn vị dịch vụ * Giá của sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Cách 2: Doanh thu = Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ/ mua sản phẩm * Giá trung bình sản phẩm/ dịch vụ

Các loại doanh thu

Doanh thu là gì? Các loại doanh thu bao gồm:

  • Doanh thu từ các hoạt động tài chính như chứng khoán, tiền tệ,..
  • Doanh thu từ các hoạt động cho thuê tài sản như nhà ở, đất đai,…
  • Tiền thu từ tiền lãi gửi ngân hàng, đầu tư trái phiếu, các hình thức cho vay,..
  • Tiền thu từ sự chênh lệch lãi khi bán ngoại tệ, chuyển nhượng cửa hàng, quán,…
  • Lãi thu từ các giao dịch chứng khoán.
  • Doanh thu bất thường (không thường xuyên và chỉ ở một thời gian nhất định nào đó).
Doanh thu là gì? Các yếu tố quyết định đến doanh thu của một doanh nghiệp

Doanh thu là gì? Các yếu tố quyết định đến doanh thu của một doanh nghiệp

TỔNG DOANH THU LÀ GÌ?

Tổng doanh thu là gì? Đó là số tiền mà doanh nghiệp kiếm được bằng cách bán hàng hóa hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 1 quý hoặc 1 năm.

Tổng doanh thu rất quan trọng bởi vì nó tác động trực tiếp đến lợi nhuận của một công ty. Đối với các công ty mới thành lập thì đôi khi doanh thu được coi là thước đo khả năng sinh lời trong tương lai.

Công thức tính tổng doanh thu:

Tổng doanh thu = Giá cả x Số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra.

TÌM HIỂU DOANH THU RÒNG – LỢI NHUẬN RÒNG LÀ GÌ?

Lợi nhuận ròng (còn gọi là lợi nhuận sau thuế hay lãi ròng) là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy tổng doanh thu bán hàng trừ đi tất cả các khoản chi phí sản xuất/dịch vụ bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tính lợi nhuận ròng của một công ty cho biết giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh thu nên sẽ giúp đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang lãi cao? lãi thấp? hay lỗ.

Nếu:

  • Lợi nhuận ròng > 0 và càng lớn thì doanh nghiệp lãi càng lớn và ngược lại
  • Lợi nhuận ròng < 0 thì doanh nghiệp đang lỗ vốn và nguy cơ phá sản. Cần tìm ra phương hướng, chiến lược phát triển mới cho doanh nghiệp.

Tỷ số lợi nhuận ròng ở mỗi ngành nghề kinh doanh là khác nhau nên người phân tích tài chính chỉ có thể so sánh tỷ số này với tỉ số bình quân toàn ngành hoặc doanh nghiệp khác cùng ngành, cùng thời điểm.

SO SÁNH DOANH THU – DOANH THU RÒNG – DOANH THU THUẦN

Tiêu chí Doanh thu (thu nhập) Doanh thu ròng Doanh thu thuần
Khái niệm Là toàn bộ tiền thu được trong quá trình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoạt động khác của cá nhân hoặc tổ chức. Căn cứ để làm báo cáo doanh thu. Là khoản lợi nhuận thu về sau khi đã trừ các khoản chi phí phát sinh như thuế, bảo trì, khấu hao, … Là là khoản lợi nhuận thực sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí liên quan về thuế như: thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá bán hàng, chiết khấu, thuế xuất khẩu,…
Công thức tính – Cách 1: Doanh thu = số đơn vị bán/ đơn vị dịch vụ * giá bán.

– Cách 2: Doanh thu = số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, mua sản phẩm * giá bán trung bình.

Doanh thu ròng = Tổng doanh thu – các chi phí về thuế, chi phí sản xuất, chi phí trả nợ Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – ( thuế gián thu + chiết khấu bán hàng + giảm giá + khác,…

LÃI GỘP LÀ GÌ?

Lãi gộp (Gross Profit hay lợi nhuận gộp) là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Nói dễ hiểu hơn, đây là số tiền lãi thu về sau khi lấy doanh thu bán hàng trừ đi các chi phí chính.

Lãi gộp ở mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì sẽ có các cách xác định khác nhau như sau:

  • Lãi gộp của các công ty buôn bán là chênh lệch giữa doanh thu thuần với chi phí nhập hàng.
  • Lãi gộp của các công ty sản xuất là chênh lệch giữa doanh thu thuần với chi phí sản xuất.

Công thức tính lãi gộp:

Lãi gộp hay Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn.

Công thức tính lãi gộp

Lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp

Lãi gộp là gì? Việc xác định lãi gộp rất quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp vì:

  • Giúp doanh nghiệp đánh giá các hiệu quả trong quá trình hoạt động nhờ các con số thống kê lời hay lỗ. Từ đó họ sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về mô hình, chiến lược kinh doanh hay bộ máy nhân sự và triển khai nhiều biện pháp điều chỉnh kinh doanh nếu trong trường hợp thua lỗ.
  • Giúp doanh nghiệp đánh giá lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng không vì khi lãi gộp tăng, nhu cầu thị trường, dịch vụ đó sẽ tăng cao và ngược lại. Qua đó, doanh nghiệp sẽ linh hoạt  trong việc định hướng phát triển mới cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
  • Giúp doanh nghiệp đánh giá các đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường.

VỐN LƯU ĐỘNG LÀ GÌ?

Vốn lưu động (Working capital) được xem là thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của mỗi công ty, đây là số vốn sẽ đảm bảo đáp ứng những hoạt động kinh doanh hàng ngày như: Tiền trả lương nhân viên, tiền nhập hàng – thanh toán cho nhà cung cấp, tiền chi phí mặt bằng, điện nước, bảo vệ,…

Vậy nên có thể nói, vốn lưu động sẽ xác định được tình trạng của doanh nghiệp hiện tại và quản lý vốn lưu động là quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu và chi.

VỐN LƯU ĐỘNG LÀ GÌ?

Vốn lưu động là gì? Quá trình tuần hoàn của vốn lưu động trong một doanh nghiệp

Công thức tính tổng vốn lưu động:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó:

  •  Tài sản ngắn hạn là các tài sản có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi ngay thành tiền mặt trong ngắn hạn. Ví dụ như tiền gửi ngân hàng, trái phiếu thời hạn dưới 1 năm, vàng bạc, ngoại tệ,…
  •  Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ dưới 1 năm gồm các khoản nợ ngân hàng, các khoản mua chịu khác.

Nếu:

  • Vốn lưu động có giá trị dương: Chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Vậy nên doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để trả các khoản nợ tới hạn, nhờ đó mà các hoạt động sản xuất diễn ra bình thường và ổn định.
  • Vốn lưu động có giá trị âm: Tài sản ngắn hạn đang nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không có khả năng trả nợ và rất dễ phá sản.

VỐN ĐIỀU LỆ VÀ VỐN LƯU ĐỘNG LÀ GÌ? KHÁC NHAU THẾ NÀO?

  • Vốn điều lệ là gì?: Là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp ban đầu hoặc cam kết góp khi thành mới lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá của các cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty (Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
  • Tài sản góp vốn là gì?: Là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, quyền sử dụng đất, bí quyết kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam (Căn cứ Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
tài sản góp vốn là gì?

Tài sản góp vốn là gì?

Khái niệm vốn điều lệ và vốn lưu động hoàn toàn khác nhau vì vốn điều lệ là số vốn ban đầu được sở hữu bởi các thành viên ghi trên điều lệ công ty, căn cứ vào tỷ lệ góp vốn mà nó có liên quan đến rất nhiều quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên. Số vốn điều lệ thường không đổi trừ khi có quyết định thay đổi còn vốn lưu động thì ngược lại, tăng giảm vì nó được hình thành từ nhiều nguồn.

Vốn lưu động là khoản tiền dự tính làm vốn luân chuyển, mua sắm tài sản lưu động, hàng hóa dịch vụ trong 1 kỳ kinh doanh nên đây là khái niệm thiên về kế toán và quản trị doanh nghiệp hơn. Còn riêng phần dùng để đầu tư mua sắm các trang thiết bị có thể xem là vốn cố định.

Hy vọng rằng bài viết chia sẻ các thông tin về Doanh thu là gì? Lợi nhuận ròng là gì? Lãi gộp là gì? Vốn lưu động là gì? đã đem đến bạn đọc những thông tin bổ ích.

Nếu bạn đang quan tâm các thị trường đầu tư như Bất động sản hay tiền điện tử thì có thể tham khảo:

>> Đầu tư Bitcoin hay bất động sản? Bài toán lợi – hại

Để biết thêm thông tin về Doanh thu là gì? Lợi nhuận ròng là gì? Lãi gộp là gì? Vốn lưu động là gì? vui lòng liên hệ:

  • Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
  • Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
  • Hotline: 0916 25 78 25

Chia sẻ:

5/5 - (1 bình chọn)