Nhà Bè lên quận là mong muốn cũng như câu là câu hỏi thắc mắc bấy lâu nay của huyện Nhà Bè. Sau khi lên quận, cư dân tại Nhà Bè chắc chắn sẽ được nhận nhiều lợi ích.
Xem thêm:
- Keppel Land là ai? Đã có những thành tựu nổi bật nào?
- Các công trình hạ tầng khu Nam giải quyết vấn đề kẹt xe
“Nhà Bè sẽ là Huyện chắc chắn lên Quận đầu tiên”
Tại Hội nghị Thành ủy TP.HCM cuối năm 2019, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng nhận định: “Nếu có huyện nào lên quận chắc chắn Nhà Bè là huyện lên quận đầu tiên vì hầu như không còn làm nông nghiệp”.
Ông còn cho biết “Nguyên tắc các huyện là có nhiều đất làm nông nghiệp. Như vậy, lúc đó gọi là huyện hay là gì? Sao gọi là huyện được? Vì huyện là nông thôn, nông thôn thì phải có nông nghiệp”.
Với tốc độ đô thị hóa nhanh, Nhà Bè từng bước phát triển mạnh mẽ kinh tế – xã hội. Năm 2019, Nhà Bè đã có 9.329 hộ kinh doanh và 4.645 doanh nghiệp. Hiện tại, số diện tích đất nông nghiệp của huyện này chỉ chiếm 3% với số hộ làm nông nghiệp rất thấp. Dự báo đến năm 2025 chỉ còn 109 hộ làm nông nghiệp – chiếm tỷ lệ 0,1%.
Trong khi đó, Hóc Môn chiếm 21% tổng diện tích. Dự báo đến năm 2030, Nhà Bè không còn hộ nào làm nông nghiệp. Như vậy về cơ cấu đất thì Nhà Bè không còn là huyện nữa.
Nhà Bè là cửa ngõ của khu vực phía Nam Sài Gòn, liền kề các dòng sông lớn và những mảng xanh tự nhiên, kết nối trực tiếp với trung tâm thành phố qua quận 7, đồng thời là khu vực trọng điểm được TP. Hồ Chí Minh chú trọng đầu tư – phát triển. Với những đặc trưng và lợi thế hiện có, trong 5 huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Cần Giờ đã được đề xuất quy hoạch từ huyện lên quận, Nhà Bè được các chuyên gia đánh giá có sức bật mạnh hơn cả.
Ngày 26/2/2020, Bộ Tài chính công bố quyết định sáp nhập Chi cục Thuế quận 7 và Chi cục Thuế huyện Nhà Bè thành Chi cục Thuế khu vực quận 7 – Nhà Bè – chi cục thuế khu vực đầu tiên của TP. Hồ Chí Minh. Đây cũng là tín hiệu vui mở ra triển vọng mới cho Nhà Bè.
Điều kiện để Nhà Bè lên quận theo quy định của Nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 62/2011/NĐ-CP, điều kiện để được lên quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
- Quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập khi đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- a) Mật độ dân số đạt từ 10.000 người/km2trở lên;
- b) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt từ 90% trở lên so với tổng số lao động;
- c) Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ – du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt từ 90% trở lên;
- d) Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh;
đ) Có quy hoạch phân khu đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với trường hợp quận được thành lập để mở rộng khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương phải đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm đ. Và đạt từ 70% trở lên mức tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
Nhà Bè lên quận sẽ có những lợi thế gì?
Khi Nhà Bè lên Quận, lợi ích đầu tiên không thể không kể đến viêc người dân sẽ được hưởng các cơ chế chính sách của một quận nội thành, nhất là việc được gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, tăng số lượng cán bộ nhà nước, cảnh sát khu vực, quản lý, an ninh tốt hơn. Từ đó chất lượng đời sống của người dân sẽ nâng lên rất nhiều.
Thứ hai, khi Nhà Bè lên Quận, các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng cũng thay đổi, hạ tầng kỹ thuật. Hạ tầng xã hội được đầu tư nhiều, tổng mức đầu tư xã hội cho địa bàn sẽ tăng nhiều hơn và bền vững hơn.
Rõ ràng, việc chuyển đổi từ Nhà Bè lên quận, không đơn thuần chỉ là một quyết định. Mà nó có hẳn đề án lớn của TP với sự tham mưu của khá nhiều cấp, nhiều đơn vị, tổ chức đoàn thể. Nếu trước đây nói đến Nhà Bè là nói đến đồng ruộng, làng nghề, những ao, hồ, chuồng trại với những người nông dân “một nắng, hai sương”.
Thì sau khi huyện Nhà Bè lên quận sẽ có một bộ mặt kinh tế hoàn toàn khác với những chuyển biến vô cùng tích cực.
Đồng thời, hạ tầng giao thông sẽ phát triển mang đến sự kết nối đồng bộ với các quận khác. Hiện nay thì nhiều dự án đã và đang được khởi công tại Nhà Bè như dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành, cầu Bình Khánh nối Nhà Bè với Cần Giờ, hầm chui 3 tầng Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, dự án trục đường Bắc – Nam, tuyến Metro số 4…
Hệ thống y tế và giáo dục sẽ được nâng tầm với nhiều bệnh viên lớn và uy tín cùng các cơ sở trường học sẽ được xây dựng ở đây. Từ đó, mang đến một chất lượng sống cao hơn cho dân cư tại khu vực Nhà Bè. Không nói đâu xa, hiện nay khu đô thị đại học mới đang được triển khai tại Nhà Bè.
Xuất phát từ chủ trương di dời trường đại học, cao đẳng ra khỏi trung tâm TP. HCM và quy hoạch các Trung tâm đại học khép kín đạt chuẩn quốc tế.
Huyện Nhà Bè hiện đang triển khai xây dựng Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP. HCM có diện tích 22.6ha. Trường học có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, với mục tiêu trở thành trường Sư phạm Thể dục Thể thao chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM cũng đã được bàn giao mặt bằng và đang tiến hành thi công. Trong tương lai không xa, trường học này sẽ trở thành trường đại học công lập lớn nhất phía nam trực thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường.
Chính sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng giao thông đã kéo theo sự vươn mình mạnh mẽ cho khu vực huyện Nhà Bè. Nhờ đó, những dự án tại đây cũng nhanh chóng nhận được sự quan tâm của giới đầu tư cũng như những người có nhu cầu thực về nhà ở.
Thị trường bất động sản Nhà Bè “lên hương”
Trong viễn cảnh là một quận giàu tiềm năng của TP. Hồ Chí Minh, Nhà Bè lên Quận sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của một lượng lớn nguồn nhân lực trong và ngoài nước đến đây sinh sống và làm việc lâu dài. Hiện nay, giá đất của Nhà Bè đã bắt đầu tăng giá chóng mặt. Giá nhà phố mặt tiền đường Phạm Hữu Lầu (huyện Nhà Bè) đã lên tới hơn 80 triệu đồng/m2, nhà trong hẻm thì khoảng 40-45 triệu đồng/m2, tăng khoảng 5-10 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, giá nhà mặt tiền đường Phạm Hữu Lầu phía quận 7 còn tăng nhiều hơn, cụ thể là khoảng 20-30 triệu đồng/m2 so với thời điểm cuối năm 2019, hiện rao bán ở mức 140-150 triệu đồng/m2. Giá đất nền đường hẻm ô tô quanh trục đường Đào Tông Nguyên cũng đã lên mức 56-57 triệu đồng/nền.
Bên cạnh nhu cầu nhà ở sẽ tăng cao, lợi thế hạ tầng giao thông phát triển của Nhà Bè trở nên thu hút đối với các chủ đầu tư bất động sản trong và ngoài nước. Bất động sản Nhà Bè đã và đang chào đón hàng loạt dự án chất lượng kèm theo những đợt sóng tăng giá mạnh, liên tục xác lập những mặt bằng giá mới trên toàn thị trường.
Trong đó phải kể đến dự án căn hộ cao cấp Celesta Rise Nhà Bè của một trong những nhà đầu tư hàng đầu Việt Nam Keppel Land, La Partenza của Khải Minh Land, căn hộ Kenton Node của công ty TNHH Tài Nguyên… hứa hẹn mang đến một diện mạo mới mẻ cũng như tác động tích cực đến thị trường bất động sản Nhà Bè.
Xem thêm: Thông tin chi tiết và chính xác nhất về dự án Celesta Rise Nhà Bè
Celesta Rise Nhà Bè nằm ở vị trí đường Nguyễn Hữu Thọ kết nối trực tiếp với quận 7 và rất gần khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Vì thế những lợi ích mà khu đô thị Phú Mỹ Hưng có thì Celesta Rise Nhà Bè chắc chắn cũng được hưởng lợi.
Thị trường bất động sản ở Nhà Bè, nhất là khi Nhà Bè lên Quận dự đoán sẽ tăng trưởng và tăng giá liên tục ở khoảng thời gian không xa. Đặc biệt là trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ kéo thẳng đến cảng Hiệp Phước sẽ là một trong những khu vực phát triển đô thị năng động nhất khu Nam Sài Gòn.