Số điện thoại

Tiềm năng đầu tư bất động sản Khu Đông Sài Gòn năm 2021

Chia sẻ

Mạng lưới giao thông được quy hoạch và xây dựng bài bản cùng với đó là hệ thống hạ tầng được chú trọng đầu tư đã giúp Khu Đông Sài Gòn tiếp tục trở thành tâm điểm thị trường bất động sản 2021.

Tổng quan về Khu Đông Sài Gòn

Khu Đông Sài Gòn là một trong bốn khu đô thị vệ tinh của TP.HCM, bên cạnh Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức và khu đô thị trung tâm TP.HCM. Đây là một trong những khu vực có sức phát triển mạnh mẽ nhất TP.HCM, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư bất động sản.

Tại sao khu Đông Sài Gòn lại thu hút đầu tư bất động sản

1.Vị trí có ý nghĩa chiến lược
Theo quy hoạch của UBND, trong vòng 5 năm tới TPHCM được phát triển theo hướng đa tâm xoay quanh khu vực trung tâm gồm những quận nội thành cũ. Bên cạnh đó, với vai trò là cửa ngõ phía Đông thành phố, giúp kết nối TP.HCM với Bình Dương và Đồng Nai, khu Đông không chỉ đóng vai trò trở thành một khu đô thị sáng tạo mà còn giữ vị trí có ý nghĩa chiến lược trong quá trình thúc đẩy kinh tế xã hội của cả nước.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM:  khu đô thị Thủ Thiêm ở Quận 2 với quy hoạch chính là trung tâm tài chính kinh tế mới tầm cỡ Quốc Tế, Khu công nghệ cao ở Quận 9 là nơi sẽ thực hành những ý tưởng sáng tạo và là nơi đặt các khu công nghiệp áp dụng công nghệ cao, còn Khu Đại học Quốc gia ở Quận Thủ Đức là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
2.Hạ tầng phát triển đồng bộ
Trong chiến lược 3 năm tới, TP.HCM ưu tiên thực hiện các dự án giao thông khu Đông, bao gồm nút giao thông khác tại vòng xoay Mỹ Thủy, cầu Thủ Thiêm 2, đường song hành cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dự án 4 tuyến đường quanh Khu đô thị Thủ Thiêm, đường Vành đai 2 (từ cầu Phú Hữu đến nút giao Gò Dưa, nút giao Mỹ Thủy, nút giao An Phú). Sau khi các công trình giao thông trọng điểm này được hoàn thành sẽ góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại khu vực nói riêng đồng thời góp phần làm gia tăng giá trị cho các dự án bất động sản tại đây.
Sau hơn 3 năm rưỡi thi công hầm chui trên quốc lộ 1, đoạn qua Khu du lịch Suối Tiên Quận 9 – nút giao Đại học Quốc gia TP.HCM (thuộc dự án mở rộng xa lộ Hà Nội) đã được đưa vào sử dụng. Công trình hơn 1,8km, nằm trên địa bàn Quận 9, Thủ Đức và thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương với 8 làn xe được rải nhựa.

Khu Đông Sài Gòn

Nút giao Đại học Quốc gia, thuộc dự án mở rộng xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 đã thông xe, giúp tăng sự kết nối và giải toả đáng kể áp lực giao thông ở khu này.


Sau khi hoàn thành, hầm chui giải quyết nhu cầu đi lại, trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh miền Đông, TPHCM và các tỉnh miền Tây Nam bộ. Với 8 làn xe chính, chưa kể 6 làn đường song hành hai bên, đây là một trong những tuyến quốc lộ có lộ giới rộng nhất.
Song song đó, TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá trình xây dựng, mở rộng và nâng cấp đồng thời đảm bảo thực hiện đúng tiến độ các dự án hạ tầng giao thông phía Đông, như nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy), mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh, xây dựng đường nối từ cảng Cát Lái ra đường Vành đai 2, xây dựng đoạn tuyến kết nối từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội (bao gồm nút giao thông Bình Thái), nâng cấp và mở rộng tuyến đường Tô Ngọc Vân kết nối từ đại lộ Phạm Văn Đồng đến Xa lộ Hà Nội…
2.1.Các dự án hạ tầng nổi bật đang triển khai tại khu Đông
2.1.1.Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây
Đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây giữ vai trò là tuyến đường giao thông huyết mạch giúp kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sau khi được đưa vào khai thác, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây không chỉ giảm 20% – 30% chi phí vận tải mà còn rút ngắn thời gian di chuyển đến các khu vực phụ cận, cụ thể các tuyến đường từ TP HCM đi ngã ba Dầu Giây và hướng đi Liên Khương sẽ được rút ngắn 20 km, chỉ còn 1 giờ. Hành khách di chuyển đến huyện Long Thành cũng chỉ mất 20 phút và đi Vũng Tàu chỉ còn 1 giờ 20 phút.
Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây trò là tuyến đường giao thông huyết mạch giúp kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây trò là tuyến đường giao thông huyết mạch giúp kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ


Tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây có tổng chiều dài 55,7km. Dự án cao tốc Tp HCM – Long Thành – Dầu Giây được chia thành 2 giai đoạn với điểm đầu tại nút giao thông An Phú, thuộc địa bàn Quận 2 và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Đoạn cao tốc Long Thành – Dầu Giây thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành có tổng vốn đầu tư lên đến 20.3630 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn I có tổng vốn đầu tư là 9.890 tỷ đồng. Đoạn cao tốc này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị với tốc độ là 80 km/giờ với 4 làn xe, rộng 26,5 m. Đoạn vành đai II – Long Thành – Dầu Giây thuộc giai đoạn II của dự án được xây dựng với 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với vận tốc 120km/h.
Hệ thống đường vành đai TP. Hồ Chí Minh, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, cảng hàng không quốc tế Long Thành được cho là sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa phát triển kinh tế trong khu Đông TP.HCM nói riêng và các khu vực phụ cận nói chung.
Ngoài ra, việc xây dựng và vận hành tuyến cao tốc không chỉ tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương dọc hai bên tuyến cao tốc, người dân ở các khu vực lân cận mà còn có tác động thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản dọc tuyến đường như: huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai), khu vực Quận 9, Quận 2 (TP. Hồ Chí Minh).
2.1.2. Đường hầm sông Sài Gòn
Sau 7 năm thi công, đường hầm sông Sài Gòn hay còn gọi là hầm Thủ Thiêm đã chính thức được thông xe vào năm 2011. Đây là hạng mục công trình quan trọng bậc nhất đại lộ Đông Tây đồng thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớ sự phát triển khu Đông.
Đường hầm sông Sài Gòn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớ sự phát triển khu Đông.

Đường hầm sông Sài Gòn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớ sự phát triển khu Đông.


Hầm sông Sài Gòn được thiết kế với 6 làn xe, từ cầu Calmette chìm xuống đáy sông Sài Gòn và nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hầm sông Sài Gòn có tổng chiều dài 1.490 mét. Tốc độ xe lưu thông trong hầm đạt 60 km/h, thiết kế hầm có thể chịu được động đất 6 độ Richter và có tuổi thọ 100 năm. Các phương tiện lưu thông trên Hầm sông Sài Gòn có thể rút ngắn thời gian từ 30 đến 45 phút so với đi các tuyến đường khác.
Nhờ đó, tình trạng kẹt xe tại cầu Sài Gòn, cầu Bình Triệu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Minh Khai, đường Nguyễn Hữu Cảnh, … sẽ phần nào giảm bớt ùn tắc, góp phần tiết kiệm hàng chục tỷ đồng chi phí nhiên liệu mỗi ngày cũng như rút ngắn khoảng cách di chuyển từ trung tâm thành phố đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đặc biệt hầm sông Sài Gòn còn tạo động lực to lớn cho sự phát triển khu đô thị Thủ Thiêm.
2.1.3. Tuyến đường sắt Metro
Sự thành công của loại hình tuyến đường sắt Metro đã tạo tiền đề cho sự phát triển của khu vực xung quanh, từ đó mở ra một kỉ nguyên mới góp phần giúp các thành phố nơi có tuyến Metro trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu.
Từ năm 1980, tại các nước châu Âu và châu Á như Phần Lan, Áo, Pháp Anh, NhẬt Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines… làn sóng tăng giá của các dự án có tuyến metro đã thay đổi bức tranh thị trường bất động sản tại đây, tiêu biểu phải kể đến như: nhu cầu bất động sản dọc các tuyến Metro của Thái Lan đã tăng 6, 5 – 20,55%, còn tại Manila (Philippines) giá trị bất động sản quanh khu vực này có mức chênh lệch lớn từ 1,6 triệu – 8,7 triệu/m2.
Còn tại các nước châu Âu như Phần Lan giá căn hộ gần nhà tuyến metro Helsinki tăng 7,5%, và bất động sản cách nhà ga 500 – 750m, có nơi tăng đến 11%. Tương tự như Phần Lan, giá bán bất động sản tại tuyến dường sắt Metro Nantes của Pháp cũng tăng lên từ 13 – 25%.
Năm bắt được ưu điểm vượt trội cũng như tính bức thiết về việc xây dựng tuyến đường sắt Metro, năm 2010 Việt Nam đã quy hoạch và xây dựng tuyến Metro tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của các chuyên gia, các tuyến Metro tại Việt Nam tiêu biểu nhất hiện nay là Tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên (dự kiến quý IV/2020 sẽ được đưa vào khai thác), sau khi hoàn thành sẽ mang lại ưu thế cạnh tranh đặc biệt, là mắt xích quan trọng kết nối với các khu đô thị trong đó có khu đô thị Thủ Thiêm, là điểm cộng thu hút cộng đồng người nước ngoài hấp dẫn, kích thích tiềm năng gia tăng giá trị cho các dự án bất động sản xung quanh.
2.1.4. Đại lộ Phạm Văn Đồng
Nằm ở vị trí cửa ngõ phía Đông Bắc, kết nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với trung tâm TP HCM và đi qua các quận Thủ Đức, Bình Thạnh Gò Vấp, đại lộ Phạm Văn Đồng được đánh giá là đại lộ giao thông huyết mạch với chiều dài 13,6km, rộng 30-65m với 12 làn xe.
Sau khi được đưa vào hoạt động, đại lộ Phạm Văn Đồng đã góp phần quan trọng làm giảm ùn tắc giao thông, đồng thời kết nối và làm giảm thời gian di chuyển với các khu vực trọng điểm của thành phố như Quận 1, Quận 2, Quận Phú Nhuận và sân bay Tân Sơn Nhất cũng như các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua quốc lộ 1A.
Hình tuyến đường đại lộ Phạm Văn Đồng

Hình tuyến đường đại lộ Phạm Văn Đồng


Không dừng lại ở đó, đại lộ Phạm Văn Đồng còn dễ dàng tiếp cận hệ thống tiện ích ngoại vi như sân bay Tân Sơn Nhất, bến xe Miền Đông, Đại học Quốc gia TP.HCM, siêu thị CoopXtra, eMart, Bệnh viện Hạnh Phúc, TTTM Giga Mall…
2.1.5. Bến xe miền Đông mới
Theo thông báo mới nhất của Sở Giao thông vận tải TP.HCM tháng 3/2020, bến xe Miền Đông mới trên đường Hoàng Hữu Nam, quận 9 sẽ được đưa vào vào khai thác vào tháng 4 năm nay. Dự kiến từ ngày 19 đến 26/4 sẽ tổ chức khai trương bến xe miền Đông mới.
Bến xe miền Đông là bến xe có quy mô lớn nhất cả nước với quy mô 16ha, lớn gấp 4 lần bến xe cũ. Có tổng vốn đầu tư lên đến 4.000 tỷ đồng. Bến xe miền Đông mới có tổng diện tích là 160.370,2m2 trong đó diện tích bãi đỗ ôtô chờ vào vị trí đón khách là 29.880m2, diện tích bãi đỗ xe dành cho các phương tiện khác là 21.000m2, diện tích phòng chờ của khách là 1.152m2.
Dự án bến xe miền Đông mới dự kiến ngày 19 đến 26/4 sẽ tổ chức khai trương

Dự án bến xe miền Đông mới dự kiến ngày 19 đến 26/4 sẽ tổ chức khai trương


Bến xe mới đi vào hoạt động sẽ góp phần giải tỏa tình trạng kẹt xe nghiêm trọng đã tồn tại thời gian dài tại bến xe miền Đông cũ, ngoài ra làm giảm áp lực lưu thông lên các tuyến đường giao thông nội thành. Không chỉ dừng lại ở đó, với vị trí tọa lạc tại Quận 9, khi chính thức đi vào hoạt động, bến xe mới sẽ khiến giá nhà đất tại đây tăng cao nhanh chóng.

Tiềm năng đầu tư bất động sản Khu Đông Sài Gòn năm 2020

Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM ban hành Quyết định số 4341 về kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2018 – 2020. Theo đó, đến năm 2020, TP.HCM sẽ cố gắng đưa vào sử dụng thêm gần 190 km đường bộ và 46 cây cầu. Có thể thấy khu Đông TP.HCM thành phố đang được ưu tiên một nguồn vốn đầu tư khá lớn để mở rộng và nâng cấp các tuyến đường, cũng như xây mới nhiều cầu.
Áp lực về tình trạng kẹt xe và ngập nước đã khiến nhiều người dân sống ở khu Nam hay ở các quận như Bình Tân, Bình Chánh Tân Phú, Tân Bình, có xu hướng dịch chuyển về khu Đông để an cư.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): khu Đông vẫn còn nhiều dư địa phát triển, trong thời gian tới vẫn sẽ là tâm điểm dẫn dắt thị trường bất động sản TP.HCM.
“Thời gian tới, khu Đông vẫn có đầy đủ các yếu tố kích cầu thị trường bất động sản đi lên. Hạ tầng giao thông, dịch vụ với nguồn vốn đầu tư lớn đã và đang làm thay đổi bộ mặt đô thị khu Đông”, Chủ tịch HoREA nhấn mạnh.
Nhờ ưu thế về quỹ đất cũng như định hướng phát triển của thành phố, khu Đông TP.HCM, trọng điểm là quận 2, quận 9 vẫn là nơi hấp dẫn nhiều chủ đầu tư cũng như thu hút sự quan tâm của khách hàng. Khu Đông đang khẳng định vị thế dẫn đầu khi giá hàng loạt các loại hình bất động sản đều tăng lên đáng kể trong thời gian qua, theo đánh giá của CBRE.
Theo các chuyên gia kinh tế, giá bất động sản ở khu Đông sẽ tiếp tục tăng mạnh từ đây đến cuối năm 2020, nhiều nhà đầu tư tiếp tục mạnh tay đầu tư và săn lùng khiến quỹ đất ở khu vực ngày càng khan hiếm.
Giá bán các dự án bất động sản tại khu Đông có mức độ tăng giá khá tốt. Theo ghi nhận tại thị trường Quận 9 và Quận 2, tính đến thời điểm quý III/2019 có mức độ tăng giá cao nhất toàn thị trường, từ 5 – 10%.
Gía bán căn hộ tại Khu Đông so với giai đoạn 2018 – 2019 thì các dự án đều có giá tăng đột biến. Giá tăng trung bình từ 50 – 60% giá trị thậm chí có nhiều nơi tăng lên vài trăm phần trăm. Tính thanh khoản của các dự án nằm tại trục đường chính, pháp lý rõ ràng, chủ đầu tư uy tín luôn đạt tỉ lệ tới 90%.
Tìm hiểu thêm thông tin và tư vấn vui lòng liên hệ:

  • Công ty TNHH Bất Động Sản Smartland
  • Địa chỉ: 92 Nguyễn Hữu Cảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh
  • Hotline: 0937837888

Chia sẻ:

Rate this post