Dự án xây cầu Cát Lái được xem là dự án trọng điểm kết nối giao thông giữa TPHCM và Nhơn Trạch (Đồng Nai), cùng với cùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự án xây cầu Cát Lái còn có nhiệm vụ kết nối giao thông với dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Trước đó, ngày 9/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 theo đề nghị của Bộ GTVT. Trong đó, đồng ý xây cầu thay thế phà Cát Lái, vị trí tại quận 2, TP.HCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai vượt sông Đồng Nai.
Dự án xây cầu Cát Lái nối quận 2 và huyện Nhơn Trạch- Đồng Nai
Đến cuối năm 2018, hai bên tỉnh Đồng Nai và sở GTVT TPHCM đã họp và bàn giao chính thức tỉnh Đồng Nai là chủ trì của dự án, tổ chức tuyển chọn nhà đầu tư và triển khai dự án trong thời gian sớm nhất
Thông tin cầu Cát Lái 2020: đã có tiêu chí chọn nhà đầu tư
Vừa qua, tiêu chí chọn nhà đầu tư cho dự án xây cầu Cát Lái đã được quyết định, cùng với đó UBND tỉnh Đồng Nai và sở GTVT đã giao sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét lựa chọn nhà đầu tư và lập đề xuất dự án theo đúng quy định
Phương án xây dựng cầu Cát Lái đã được đề ra:
Cụ thể có 2 phương án xây dựng dự án và tỉnh Đồng Nai sẽ tiến hành chọn một trong hai phương án xây dựng này
Phương án 1: Điểm đầu của cầu Cát Lái nối với nút giao thông Mỹ Thủy và đi dọc đường Nguyễn Thị Định, quận 2. Cuối cùng là băng qua sông Đồng Nai và kết thúc tại đường vào cảng Cát Lái
Vị trí xây dựng cầu Cát Lái
Phương án 2: vị trí cầu Cát Lái có điểm đầu kết nối với đường vành đai 2 (cách cổng Trạm thu phí Phú Mỹ khoảng 450 m, cách nút giao Mỹ Thủy hơn 1km), rồi đi theo đường nội bộ, cắt qua rạch Kỳ Hà trên địa bàn quận 2, TP HCM sau đó vượt sông Đồng Nai kết nối đường đi cảng Cát Lái.
Cả hai phương án đều có một thiết kế chung cho cầu Cát Lái, đó là mặt cắt ngang có 6 làn xe và một quy mô nữa là 8 làn xe, tương ứng rộng lần lượt là 27m và 35m.
Theo kế hoạch xây dựng dự kiến, dự án cầu Cát Lái sẽ được chia làm 3 dự án thành phần dự kiến gồm phần đường dẫn phía TP HCM dài 623 m, quy mô mặt cắt ngang rộng 60m. Đồng Nai kiến nghị Chính phủ giao UBND TP HCM triển khai thực hiện theo hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT). Phần đường dẫn phía tỉnh Đồng Nai dài 263m, rộng 56m sẽ do tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện theo hình thức BT. Phần cầu chính sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện theo hình thức BOT.
Cầu Cát Lái bao giờ khởi công?
Cầu Cát Lái được xây dựng nối huyện Nhơn Trạch và quận 2. Theo dự kiến, vào năm nay 2020 sẽ tiến hành khởi công xây dựng dự án cầu Cát Lái với tổng mức đầu tư là 7200 tỷ đồng. Tuy nhiên tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiến hành bước lên tiêu chí chọn nhà đầu tư và sẽ hoàn thành trước ngày 20/4 để kịp tiến độ dự án đã đề ra.
Cầu Cát Lái đã được lên chi tiết chọn nhà đầu tư và chuẩn vị khởi công trong năm 2021
Hiện tại lưu lượng xe rất lớn đổ vào cảng Cát Lái làm cho các tuyến đường khu vực Cát Lái bị quá tải. Mặc dù ở khu vực Cát Lái đã có tuyến cao tốc TPHCM- Long Thành- Dầu Giây, đây là tuyến cao tốc huyết mạch kết nối TPHCM, Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu. Tuy nhiên, lượng xe đổ về quá nhiều cũng khiến tuyến cao tốc này quá tải và chỉ dành cho ô tô giao thông. Vì thế, cần phải xây dựng một cây cầu nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân hai khu vực quận 2 và Đồng Nai
Tình trạng trên khiến kẹt xe cục bộ thường xuyên xảy ra ở cả 2 đầu phà. Dự án sân bay quốc tế Long Thành sắp được thực hiện nhưng khu vực phà Cát Lái không bắt kịp tốc độ phát triển.
Thêm vào đó, cầu Cát Lái còn giúp tăng thêm năng lực vận tải hàng hóa từ Bà Rịa- Vũng Tàu đến các tỉnh miền Tây. Giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông cửa ngõ phía Đông thành phố.
Tuy nhiên, do đây là dự án có tổng mức đầu tư lên đến gần 7.200 tỷ đồng, việc triển khai theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) cho toàn bộ dự án sẽ không khả thi nên UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị tách dự án xây dựng cầu Cát Lái ra làm 3 dự án thành phần
- Phần đường dẫn phía thành phố (dài 623m)
- Phần mặt cắt ngang của cầu được giao cho UBND TPHCM tiến hành xây dựng vì đây là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT).
- Phần đường dẫn phía phà Cát Lái Đồng Nai sẽ dài 263m rộng 56m do tỉnh Đồng Nai phụ trách
- Phần cầu chính sẽ do tỉnh Đồng Nai phụ trách theo hình thức BOT
Đối với phần cầu chính, trong quá trình nghiên cứu, nếu việc triển khai thực hiện theo hình thức BOT không khả thi sẽ nghiên cứu triển khai theo phương án BOT kết hợp BT, quỹ đất đối với phần BT này sẽ nghiên cứu sử dụng quỹ đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thời gian tới, Sở GTVT sẽ tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn phương án đầu tư phù hợp và sẽ công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
Hình ảnh cầu Cát Lái trong tương lai và vị trí dùng để xây cầu Cát Lái
Sau buổi làm việc của ban lãnh đạo để bàn về việc triển khai dự án xây cầu Cát Lái thì thị trường bất động sản hai khu vực này ngày một tăng giá đặc biệt là đất quận 2 và Nhơn Trạch. Dưới đây là hình ảnh của khu vực chuẩn bị khởi công xây dựng cầu Cát Lái
Phối cảnh dự án xây cầu Cầu Cát Lái
Vị trí xây cầu Cát Lái
Dự án Cầu Cát Lái sẽ được xây dựng trong năm 2021
Đọc thêm: Tổng quan dự án xây cầu Cát Lái